Khám phá những lễ hội mùa xuân nổi tiếng ở Việt Nam 

Rate this post

Lễ hội mùa xuân là một nét đẹp văn hóa truyền thống của Việt Nam. Đây là dịp để người dân được giao lưu, gặp gỡ, thắt chặt tình đoàn kết cộng đồng. Đồng thời cũng góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Hãy cùng LuxTour đi tìm hiểu về những lễ hội mùa xuân nổi tiếng tại nước ta. 

[MỚI NHẤT] CHÙM TOUR LỄ HỘI 2024 hiện đang có ưu đãi lớn

Lễ hội mùa xuân là gì?

Lễ hội mùa xuân là một loại hình sinh hoạt văn hóa truyền thống, thường được tổ chức vào dịp đầu năm mới. Lễ hội này nhiều ý nghĩa, là dịp để con người cầu mong một năm mới an lành, hạnh phúc,… Đồng thời là dịp để con người giao lưu, gặp gỡ, gắn kết cộng đồng.

Lễ hội mùa xuân ở Việt Nam rất đa dạng, phong phú, có thể được chia thành hai loại chính là lễ hội tín ngưỡng và lễ hội dân gian. Lễ hội tín ngưỡng thường gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng của người dân, như lễ hội đền Hùng, lễ hội chùa Hương, lễ hội Yên Tử,… Lễ hội dân gian thường gắn liền với đời sống sinh hoạt, lao động của người dân, như lễ hội Lồng Tồng, lễ hội đua thuyền, lễ hội chọi trâu,…

Lễ hội mùa xuân ở Việt Nam rất đa dạng, phong phú
Lễ hội mùa xuân ở Việt Nam rất đa dạng, phong phú

Các lễ hội mùa xuân ở miền Bắc

1. Lễ hội Hoa Ban của dân tộc Thái

Có lẽ đây là lễ hội mùa xuân Tây Bắc nổi tiếng nhất và nhiều du khách đến tham quan. Lễ hội Hoa Ban của dân tộc Thái là một lễ hội văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc của đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc. Lễ hội được tổ chức vào dịp tháng 2 âm lịch, khi hoa ban bắt đầu nở trắng khắp núi rừng Tây Bắc. Mang  ý nghĩa cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình hạnh phúc, con cái ngoan ngoãn. Lễ hội cũng là dịp để bà con dân bản giao lưu, gặp gỡ, vui chơi, giải trí.

Lễ hội Hoa Ban được tổ chức thành nhiều phần khác nhau, bao gồm phần nghi thức và phần hội. Phần nghi thức gồm các nghi lễ như rước thần linh, cúng thần Then, cầu mưa, cầu phúc. Phần hội gồm các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao như múa xòe, thi đấu vật, đánh cồng chiêng,… Lễ hội Hoa Ban là một lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc. Lễ hội đã góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Lễ hội Hoa Ban một lễ hội mang đậm bản sắc của đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc
Lễ hội Hoa Ban một lễ hội mang đậm bản sắc của đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc

2. Lễ hội xuống đồng ngày Xuân của dân tộc Tày, Dao

Đây là lễ hội mùa xuân ở Sapa đặc sắc nhất và thu hút hàng nghìn du khách đến đây. Lễ hội xuống đồng ngày Xuân của dân tộc Tày, Dao diễn ra vào mùng 8 Tết Âm lịch. Lễ hội này được chia thành hai phần chính: lễ và hội. Phần lễ tập trung vào nghi thức tâm linh như rước đất, rước nước, lễ cúng, và cày đồng, bắt đầu từ sáng sớm. Phần hội đa dạng với tiết mục văn nghệ dân gian và trò chơi truyền thống như nhảy sạp, múa xòe, và màn tái hiện “đám cưới người Dao đỏ”. Điều khiến không khí thêm sôi động là các trò chơi dân gian như ném còn, đẩy gậy, kéo co, đánh quay, và leo cột mỡ. Lễ hội mang đến niềm vui cho bà con địa phương và du khách dịp đầu năm. 

Lễ hội xuống đồng ngày Xuân của dân tộc Tày, Dao diễn ra vào mùng 8 Tết Âm lịch
Lễ hội xuống đồng ngày Xuân của dân tộc Tày, Dao diễn ra vào mùng 8 Tết Âm lịch

Khám phá “thị trấn mờ sương” Sapa 3 ngày 2 đêm dịp Tết Nguyên đán 

3. Lễ hội Đền Hùng – Giỗ Tổ Hùng Vương

Một lễ hội mùa xuân ở Phú Thọ không thể bỏ qua, đó chính là Giỗ Tổ Hùng Vương. Lễ hội Đền Hùng (Giỗ Tổ Hùng Vương) diễn ra từ mùng 5 đến ngày 10 tháng 3 Âm lịch. Là một trong những sự kiện mùa xuân lớn nhất trên khắp đất nước. Nhằm tôn vinh công đức của các vị vua Hùng – những người đã lập nước và bảo vệ tổ quốc. Du khách tham gia lễ hội sẽ trải nghiệm không khí sôi động của màn rước kiệu vua và lễ dâng hương trang nghiêm.

Ngoài ra, lễ hội còn kết hợp nhiều hoạt động văn hóa và trò chơi dân gian độc đáo như hát xoan, đấu vật, kéo co, và bơi lội,… Qua đó giúp tạo nên không khí sôi động và hấp dẫn. Lễ hội Đền Hùng là điểm đến tuyệt vời cho những người yêu thích văn hóa Việt Nam.

Lễ hội mùa xuân ở Phú Thọ không thể bỏ qua, đó chính là Giỗ Tổ Hùng Vương
Lễ hội mùa xuân ở Phú Thọ không thể bỏ qua, đó chính là Giỗ Tổ Hùng Vương

4. Lễ hội chùa Hương

Lễ hội Chùa Hương, còn được biết đến là trẩy hội Chùa Hương, là sự kiện lớn và dài nhất tại Việt Nam. Diễn ra tại khu thắng cảnh Hương Sơn, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Lễ hội bắt đầu từ mùng 6 Tết và kéo dài đến hết tháng 3 Âm lịch. Đây là một sự kiện hấp dẫn hàng năm, thu hút đông đảo Phật tử trên khắp cả nước tham gia hành hương.

Chùa Hương nổi tiếng với không khí linh thiêng và cảnh đẹp hùng vĩ. Lễ hội mùa xuân này là nơi tôn vinh tâm linh linh thiêng. Đồng thời  là cơ hội để du khách khám phá văn hóa đặc sắc của Việt Nam. Hãy tham gia để trải nghiệm sự kết hợp hài hòa giữa tâm linh và vẻ đẹp tự nhiên tại Chùa Hương.

Hình ảnh lễ khai hội tại chùa Hương
Hình ảnh lễ khai hội tại chùa Hương

5. Lễ hội Yên Tử

Lễ hội Yên Tử được diễn ra từ ngày mùng 10 tháng Giêng đến tháng 3 Âm lịch hằng năm. Đây là hành trình tìm kiếm bình an và may mắn tại đỉnh núi hùng vĩ này. Yên Tử không chỉ là điểm du lịch tôn giáo, mà còn là nơi giao thoa lịch sự, văn hóa và sinh thái. Ngôi chùa bằng đồng ấn tượng trên đỉnh núi là nguồn cảm hứng cho du khách, nơi họ thưởng ngoạn tiết trời xuân và cầu mong mọi điều tốt lành. Đến Yên Tử, du khách không chỉ chạm nhẹ vào vẻ kỳ vĩ của thiên nhiên, mà còn đắm chìm trong giá trị tinh thần và văn hóa của tổ tiên. Chùa Ðồng, một điểm nhấn lớn, khiến ai đến đây đều choáng ngợp trước sự dâng hiến tinh khiết. 

Dịp đầu năm mọi người đổ xô về Yên Tử với mong muốn cầu may mắn
Dịp đầu năm mọi người đổ xô về Yên Tử với mong muốn cầu may mắn

Các lễ hội mùa xuân ở miền Trung

1. Lễ hội Đền Vua Mai

Lễ hội Đền Vua Mai tại Nghệ An, diễn ra hàng năm từ 13 đến 16 tháng Giêng (Âm lịch). Được tổ chức tại tại khu mộ vua xóm Hà Long, xã Vân Diên, huyện Nam Đàn, Nghệ An. Đây là dịp quan trọng tưởng nhớ công tích của Mai Thúc Loan. Trong ba ngày này, du khách được tham gia vào các trò chơi dân gian như hát văn, hát đối,… Bên cạnh đó nổi bật nhất là đua thuyền với không khí vui nhộn.

Ngoài các trò chơi truyền thống, lễ hội còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật và thể thao. Đặc biệt, du khách có cơ hội khám phá các di tích lịch sử như tượng đài cụ Phan Bội Châu, mộ đồng chí Lê Hồng Phong.

Lễ hội Đền Vua Mai tại Nghệ An, diễn ra hàng năm từ 13 đến 16 tháng Giêng
Lễ hội Đền Vua Mai tại Nghệ An, diễn ra hàng năm từ 13 đến 16 tháng Giêng

2. Lễ hội vật làng Sình

Lễ hội diễn ra vào ngày 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm, tại đình làng Lại Ân, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, Huế. Đây là nét đẹp văn hóa truyền thống, phản ánh tinh thần thượng võ của cộng đồng. Lễ hội vật làng Sình có đặc điểm độc đáo với việc tổ chức đô vật theo hình thức vòng tròn. Giải Cạn được trao cho người vô địch, và một phần thưởng khác dành cho các đô vật tham gia. Hội vật Làng Sình là sự kiện văn hóa còn mang yếu tố tâm linh. Với mong muốn mang lại sức khỏe, yên bình và mùa màng bội thu cho cộng đồng. Đồng thời, hội vật còn đào tạo lòng thương, lòng dũng cảm và tư duy cho thế hệ trẻ.

Lễ hội vật làng Sình được tổ chức đô vật theo hình thức vòng tròn
Lễ hội vật làng Sình được tổ chức đô vật theo hình thức vòng tròn

3. Lễ hội Cầu Ngư

Lễ hội Cầu Ngư hay Lễ hội Cá Ông là đặc trưng của ngư dân ven biển Nam Trung Bộ. Là một tín ngưỡng văn hóa biểu diễn những bộ trang phục truyền thống và nghi lễ thờ cúng Cá Ông. Sự kiện hàng năm diễn ra vào tháng Giêng, hứa hẹn mang đến một năm mới mẻ với mưa thuận gió hòa và đầy ắp tôm cá.

Du khách tham gia lễ hội mùa xuân này sẽ được chìm đắm trong không khí trang nghiêm. và linh thiêng.  Đây là nơi truyền thuyết dân gian được tái hiện sinh động. Bức tranh văn hóa này là một cơ hội hiếm có để tận hưởng vẻ đẹp truyền thống. Điều này giúp du khách khám phá và đắm chìm trong bản sắc văn hóa độc đáo của làng chài.

Lễ hội cầu Ngu với mục đích mang đến một năm mưa thuận gió hòa và đầy ắp tôm cá
Lễ hội cầu Ngu với mục đích mang đến một năm mưa thuận gió hòa và đầy ắp tôm cá

4. Lễ hội Vía Bà

Lễ hội Vía Bà diễn ra vào ngày 17 tháng giêng tại thôn Liêm Định, xã Nhơn Phong, An Nhơn. Được tổ chức hàng năm để tưởng nhớ công ơn đức độ của bà Đỗ Thị Tân, người đỡ đẻ nổi tiếng với sự hỗ trợ đặc biệt trong việc sinh con. Năm 2006, Miếu Bà được UBND tỉnh công nhận là di tích văn hóa cấp tỉnh, trở thành hoạt động văn hóa của địa phương. Lễ hội đầy đủ nghi lễ tế, dâng hương, múa lân và đa dạng hoạt động văn hóa, thể thao, thu hút đông đảo người dân. Miếu Bà không chỉ là ký ức lịch sử mà còn là điểm đến truyền thống, nơi kết nối cộng đồng, làm phong phú thêm bức tranh văn hóa của vùng đất này. 

Lễ hội Vu Bà được tổ chức để tưởng nhớ công ơn đức độ của bà Đỗ Thị Tân
Lễ hội Vu Bà được tổ chức để tưởng nhớ công ơn đức độ của bà Đỗ Thị Tân

5. Lễ hội Đống Đa

Lễ hội Đống Đa tại Bình Định là dịp quan trọng để tưởng nhớ công ơn các thủ lĩnh trong phong trào Tây Sơn. Đặc biệt là người anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ, với chiến thắng Ngọc Hồi, Đống Đa. Lễ hội mùa xuân diễn ra từ ngày mùng 4-5 tháng Giêng tại Bảo tàng Quang Trung, thị trấn Phú Phong, Tây Sơn, Bình Định. lễ hội nổi tiếng với nghi lễ truyền thống và hoạt động văn hóa dân gian như trống trận Tây Sơn, võ thuật, đua thuyền, hát tuồng… Thu hút đông đảo du khách, tham dự lễ hội, họ được trải nghiệm và sống lại thời kì lịch sử hào hùng của dân tộc. Ngoài ra, thúc đẩy tinh thần thượng võ của người dân Bình Định.

Lễ hội tưởng nhớ vị vua Quang Trung và nâng cao tinh thần thượng võ tại Bình Định
Lễ hội tưởng nhớ vị vua Quang Trung và nâng cao tinh thần thượng võ tại Bình Định

Các lễ hội mùa xuân ở miền Nam 

1. Lễ hội mùa xuân núi Bà Đen

Lễ hội mùa xuân núi Bà Đen mở màn vào mùng 4 Tết, kéo dài đến hết tháng Giêng.  Nhưng sự kiện chính diễn ra từ 15 đến 18/1 Âm lịch. heo truyền thuyết, Đênh, con gái của một quan lớn, bị buộc phải kết hôn nhưng quyết định xuất gia và hy sinh trên núi. Sau này, trở thành vị thánh được triều đình tôn thờ với danh hiệu “Linh Sơn Thánh Mẫu.”

Lễ hội thu hút hàng trăm nghìn du khách hàng năm, tìm đến để cầu phước từ bà Linh Sơn Thánh Mẫu. Đặc biệt, nét độc đáo của lễ hội là văn hóa mộ đạo. Du khách có thể trải qua trải nghiệm tuyệt vời, từ việc dự lễ đến việc thưởng thức cơm chay và ngắm nhìn phong cảnh hùng vĩ của Núi Bà Đen.

Lễ hội mùa xuân núi Bà Đen mở màn vào mùng 4 Tết, kéo dài đến hết tháng Giêng
Lễ hội mùa xuân núi Bà Đen mở màn vào mùng 4 Tết, kéo dài đến hết tháng Giêng

2. Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu

Lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu diễn ra từ 13 đến 15 tháng Giêng, là ngày hội dân gian tại Đông Nam Bộ. Theo tín ngưỡng người Hoa, Bà Thiên Hậu là thần bảo hộ cho họ trên biển và trong những vùng đất mới. Truyền thuyết kể về Lâm Mị Châu, người Phúc Kiến, thời đời Tống, với những biệt tài đặc biệt từ nhỏ. Điểm độc đáo của lễ hội là nghi thức rước kiệu Bà quanh thành phố. Mọi người tham gia viếng Bà, thắp hương để tưởng nhớ công đức của Bà. Sự kiện này không chỉ là dịp linh thiêng mà còn là bức tranh văn hóa độc đáo. Đồng thời giúp kết nối cộng đồng với quá khứ và tôn vinh truyền thống.

Bà Thiên Hậu là thần bảo hộ cho họ trên biển và trong những vùng đất mới.
Bà Thiên Hậu là thần bảo hộ cho họ trên biển và trong những vùng đất mới.

3. Lễ hội đền Đức Thánh Trần

Lễ hội Đền Đức Thánh Trần, một trong những sự kiện tâm linh lớn tại TP Hồ Chí Minh. Lễ hội này được diễn ra từ mùng 8 đến mùng 10 tháng Giêng hàng năm. Nó là dịp quan trọng để tôn vinh công đức của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Đồng thời truyền đạt giáo dục truyền thống, lịch sử cho thế hệ trẻ.

Lễ hội là cơ hội để cộng đồng hiệp nhất trong không khí linh thiêng, tôn vinh những giá trị văn hóa sâu sắc. Đặc biệt, những hoạt động tâm linh, nghi lễ và lễ hội truyền thống mang đến trải nghiệm tuyệt vời, giúp thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về lịch sử và truyền thống văn hóa dân tộc.

Lễ hội mang mục đích tôn vinh công đức của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn
Lễ hội mang mục đích tôn vinh công đức của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn

4. Lễ hội Dinh Cô ở Bà Rịa – Vũng Tàu

Lễ hội Dinh Cô được tổ chức từ 10 đến 12/2 Âm lịch tại thị trấn Long Hải, Bà Rịa – Vũng Tàu. Lễ hội được tổ chức mới mục đích kỷ niệm bà Lê Thị Hồng Thủy. Cô gái này sau khi qua đời, xác trôi dạt vào bờ và được người dân chôn cất, lập miếu thờ trên đồi cao. Trong ngày hội chính, du khách mang theo cành huệ trắng tượng trưng cho sự tinh khiết, và nén nhang để thắp trên bàn thờ. Trên biển, hàng trăm ngàn ghe thuyền xếp hàng sẵn sàng cho nghi lễ “Nghinh Cô,” tôn kính và linh thiêng. Mỗi chi tiết điều hòa quyện, tạo nên không khí trang trọng và thiêng liêng.

Lễ hội mùa xuân mày được tổ chức mới mục đích kỷ niệm bà Lê Thị Hồng Thủy
Lễ hội mùa xuân mày được tổ chức mới mục đích kỷ niệm bà Lê Thị Hồng Thủy

5. Lễ hội Bà Chúa Xứ

Lễ hội Bà Chúa Xứ tại An Giang là một trong những sự kiện lớn nhất miền Tây Nam Bộ. Diễn ra từ đêm 23/4 đến 27/4 âm lịch tại Miếu Bà Chúa Xứ, thị xã Châu Đốc. Lễ hội này là nơi các tín đồ đến dâng hương, cầu xin tài lộc và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của núi Sam. 

Năm lễ quan trọng như Lễ tắm Bà, Lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu, Lễ Túc Yết, Lễ xây chầu và Lễ Chánh tế đều được tổ chức. Đồng thời còn kèm theo các hoạt động văn hóa nghệ thuật dân gian. Hội Bà Chúa Xứ không chỉ là nơi thực hiện các nghi lễ mà còn là ngày hội linh thiêng và vui tươi, làm phong phú thêm văn hóa miền Tây Nam Bộ.

Lễ hội này là nơi các tín đồ đến dâng hương, cầu xin tài lộc và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của núi Sam
Lễ hội này là nơi các tín đồ đến dâng hương, cầu xin tài lộc và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của núi Sam

Kinh nghiệm du lịch lễ hội mùa xuân ở Việt Nam 

1. Có kế hoạch cho chuyến đi rõ ràng

Du lịch lễ hội mùa xuân ở Việt Nam đòi hỏi kế hoạch cụ thể để tận hưởng trọn vẹn trải nghiệm. Với nhiều lễ hội đặc sắc, hãy nắm vững thông tin trước khi quyết định. Nếu chọn ngày, không cần đặt phòng trước, những hành trình dài hạn đòi hỏi sự chủ động. Nên đặt phòng, săn combo khách sạn sớm để tiết kiệm và có nhiều lựa chọn tốt nhất. Việc này giúp bạn chọn được khách sạn ưng ý và tiết kiệm chi phí. 

Cần có kế hoạch chi tiết cho chuyến đi lễ hội mùa xuân
Cần có kế hoạch chi tiết cho chuyến đi lễ hội mùa xuân

2. Chuẩn bị trang phục phù hợp

Trước khi tham gia lễ hội mùa xuân ở Việt Nam, việc chuẩn bị trang phục là quan trọng. Đặc biệt, khi tham gia các hoạt động tín ngưỡng, bạn cần ăn mặc lịch sự và kín đáo. Khi bước vào đền chùa để dâng hương, thể hiện lòng thành kính đối với Thần Phật. Đồng thời, chọn trang phục thoải mái vận động để tham gia các trò chơi hấp dẫn trong lễ hội. Hãy đảm bảo rằng trang phục của bạn phản ánh sự tôn trọng và hòa nhập vào không khí sôi động của lễ hội. 

Khi tham gia các hoạt động tín ngưỡng, bạn cần ăn mặc lịch sự và kín đáo
Khi tham gia các hoạt động tín ngưỡng, bạn cần ăn mặc lịch sự và kín đáo

3. Chú ý quan sát, bảo quản đồ đạc cá nhân

Khi tham gia lễ hội, đặc biệt cần chú ý đến việc quan sát và bảo quản đồ đạc cá nhân. Bạn nên đề cao sự cẩn thận, đặc biệt là khi mang theo nhiều tiền bạc hoặc đồ có giá trị như ví tiền, điện thoại di động. Lễ hội sẽ đông người, làm tăng nguy cơ bị mất mát hoặc trộm cắp. Vì vậy, hãy giữ chặt đồ đạc cá nhân, tránh để nó nằm ngoài tầm tay. Điều này giúp bạn duy trì an toàn và tận hưởng lễ hội mùa xuân một cách trọn vẹn, không lo lắng về vấn đề bảo mật.

Các lễ hội thường rất đông người tham gia nên việc tự bảo quản đồ đạc là việc cần thiết
Các lễ hội thường rất đông người tham gia nên việc tự bảo quản đồ đạc là việc cần thiết

4. Tuân thủ các quy định của lễ hội

Việc tuân thủ các quy định của lễ hội là cực kỳ quan trọng để bạn có trải nghiệm an toàn. Mỗi lễ hội đều đặt ra những quy tắc cụ thể và việc nắm vững chúng giúp bạn hòa nhập tốt hơn. Hãy chú ý đọc và hiểu rõ những quy định này để tránh xung đột và đảm bảo tính an toàn cho chính bản thân và người xung quanh. Đồng thời, nó cũng tạo điều kiện thuận lợi để bạn thưởng thức và kết nối với văn hóa độc đáo của lễ hội. 

Cần phải tuân thủ các quy định để có chuyến đi thật ý nghĩa
Cần phải tuân thủ các quy định để có chuyến đi thật ý nghĩa

Trên đây là tổng hợp các lễ hội mùa xuân nổi tiếng ở Việt Nam mà chúng tôi chia sẻ đến bạn. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn lựa chọn lễ hội phù hợp nhất. Bên cạnh đó, chúng tôi đưa ra một số kinh nghiệm khi tham gia lễ hội. Để bạn có sự chuẩn bị kỹ càng cho chuyến đi. Nếu bạn chưa có giải pháp đi an toàn thì hãy liên hệ với chúng tôi để tiến hành đặt tour du lịch. 

Thông tin liên hệ:

Hotline: 0372.667.666

Email: info@luxtour.com.vn 

Website: https://luxtour.com.vn 

Địa chỉ: 203 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Banner Tour Team building

Gọi ngay để được tư vấn

Hoặc gửi yêu cầu tư vấn

    Luxtour sẽ liên hệ với bạn

    Đăng ký tư vấn

      Tư vấn ngay 0372.667.666