Đình Quan Lạn là một trong những di tích lịch sử nổi tiếng trên đảo Quan Lạn. Hầu hết các tour du lịch Quan Lạn sẽ đều đưa du khách ghé thăm đây. Du khách sẽ được tìm hiểu về lịch sử và văn hóa của Quan Lạn. Nơi đây đã chứng kiến sự đổi mình của đảo Quan Lạn từ những ngày đầu tiên. Vậy đình Quan Lạn được xây dựng từ bao giờ và có gì đặc biệt? Hãy cùng LuxTour tìm hiểu về đình Quan Lạn trong bài viết dưới đây.
[ƯU ĐÃI 38% – Tour đi Quan Lạn] – Đặt ngay hôm nay
Tư vấn chương trình sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0372.667.666
Mục lục
Giới thiệu về Đình Quan Lạn
Đình Quan Lạn hiện đang tọa lạc trên bến Đình – bến cảng trung tâm của đảo Quan Lạn. Đình Quan Lạn là một trong những ngôi đình cổ xã đất liền nhất hiện nay tại Việt Nam. Đây là ngôi đình duy nhất tại Việt Nam thờ vua Lê Anh Tông. Vua Lê Anh Tông đã có công thành lập ra trang, trấn Vân Đồn vào năm 1149. Ngôi đình này còn thờ cả Dương Không Lộ và “Tứ vị thánh nương”. Đây đều là những vị thần được cư dân trên đảo coi là thần hộ mệnh, che chở cho ngư dân. Theo lời các vị bô lão kể lại thì đình còn giữ 18 đạo sắc phong các thời vua Nguyễn Như Thiệu Trị, Tự Đức, Duy Tân, Bảo Đại.
Lịch sử xây dựng đình Quan Lạn
Đình Quan Lạn được xây dựng lần đầu tiên vào thời Hậu Lê. Vị trí ban đầu của đình Quan Lạn Quảng Ninh là bến Cái Làng, huyện Vân Đồn. Sau này đình được di chuyển về thôn Nam nhưng vị trí này lại không thuận phong thủy. Do đó, vào thời nhà Nguyễn, năm Thành Thái thứ 12, đình Quan Lạn lại được di chuyển và xây dựng lại tại vị trí hiện tại. Chính vì thế nên đình còn được gọi là đình Quan Lạn 2.
Vị trí hiện tại của đình có thế đất đẹp “Tiền Tam thai, hậu Ngũ nhạc”. Hiện có ngôi đình nào tại Việt Nam có được vị trí đắc địa như đình Quan Lạn. Kể từ lần di chuyển cuối này mà người dân trên đảo làm ăn thuận buồm xuôi gió, sống mạnh khỏe, hòa thuận. Đình Quan Lạn không chỉ có ý nghĩa về mặt tâm linh. Ngôi đình này còn gắn bó chặt chẽ với đời sống, lịch sử, văn hóa của người dân trên đảo. Đình Quan Lạn là nhân chứng sống cho sự phát triển và thay đổi của đảo từ xưa đến nay.
Xem thêm: Nên đi Quan Lạn tháng mấy? Thời điểm đẹp nhất
Khám phá kiến trúc độc đáo đình Quan Lạn
1. Tổng quan kiến trúc đình Quan Lạn
Khi nhìn vào tổng thể kiến trúc đình Quan Lạn, bạn sẽ có thấy được quá trình tiến triển và kết đọng giá trị theo thời gian. Tương tự các đình làng tại Việt Nam, đình Quan Lạn vẫn giữ nguyên mặt bằng thời khai dựng hình chữ nhất theo hình dạng chữ “Nhất”. Chỉ có một tòa đại đình duy nhất, bề thế, hoành tráng. Mái đình cong đầu đao “hiên ngang cùng tuế nguyệt”. Phần hậu đình được xây nối thêm phía sau dạng ống, tạo nên kiến trúc chữ “Đinh”. Trong ba gian hậu đều không có hệ thống cột kèo gỗ như kiến trúc truyền thống. Vì thế nên khi bước vào bạn sẽ cảm thấy khá rộng rãi.
2. Chi tiết về kiến trúc đình Quan Lạn
Với hệ thống trấn song thông thoáng được lắp mộng kết nối với phần ngưỡng và cột hiên, Đình Quan Lạn tạo ra không gian ánh sáng chan hòa, gần gũi với thiên nhiên. Điều đặc biệt là vị trí đắc địa của đình khi nằm ngay trước biển, tạo nên một bức tranh hùng vĩ giữa phong ba bão táp. Mái đình lợp bằng ngói liệt đã rêu phong cổ kính, mang lại vẻ đẹp duyên dáng và mềm mại. Thiết kế mái từng lớp chạy theo đường cong của bốn đầu đao đình cùng các đường bờ nóc. Phần bờ dải được đắp cao giúp giữ cho mái ngói không xô lệch và tạo điểm nhấn cho mái đình.
Phần mái được chống đỡ bằng hệ thống cột gỗ dựng lên trên nền đất trống và có kê đá tảng. Phần đầu cột tiếp xúc với mặt đá phải được làm phẳng mặt, không sai một ly. Từ đó có thể hợp thành khối vững chãi. Kiến trúc như vậy cũng giúp việc việc di chuyển sang chỗ khác đơn giản. Chỉ cần tháo rời các cột và lắp vào bình thường.
Đình Quan Lạn là một trong những công trình đáng tự hào của Việt Nam. Đình được xây dựng từ nhiều loại gỗ quý hiếm. Điều này đã tạo nên một ngôi đình cổ độc đáo và đẹp mắt, trở thành báu vật của cả người dân trên đảo. Các đường nét điêu khắc trên công trình thể hiện sự tài hoa của người thợ, với những hình ảnh rồng, hoa và mây được tạo ra một cách sinh động và ấn tượng.
Bỏ túi kinh nghiệm du lịch Quan Lạn chi tiết từ A – Z
Tư vấn chương trình sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0372.667.666
Lễ hội đình Quan Lạn truyền thống
1. Đôi nét về lễ hội Đình Quan Lạn
Lễ hội đình Quan Lạn được tổ chức từ ngày 10 đến 20 tháng 6 âm lịch hàng năm. Lễ hội đình Quan Lạn được tổ chức nhằm tưởng niệm chiến thắng giặc Nguyên Mông năm 1288 của tướng Trần Khánh Dư. Đây cũng là dịp để người dân trên đảo cầu mưa thuận gió hòa.
Lễ hội đình Quan Lạn sẽ được tổ chức hoành tráng để thể hiện tinh thần thượng võ. Tinh thần chống giặc ngoại xâm, bảo vệ bờ cõi đất nước của người dân vùng biển. Nếu đến đảo Quan Lạn trúng dịp lễ hội, bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu về lịch sử chống giặc ngoại xâm của ông cha. Ngoài ra, đừng quên khám phá thêm những văn hóa truyền thống của người dân trên đảo. Với người dân trên đảo Quan Lạn, đây còn là ngày để anh em lâu ngày về gặp mặt nhau.
2. Chương trình lễ hội đình Quan Lạn
Chương trình lễ hội đình Quan Lạn diễn ra như sau:
- Ngày 10/6 âm lịch: Cờ thần khóa làng được treo lên tại trung tâm lễ hội. Trống thu quân được đánh lên. Ngày này người dân sẽ không được ra khỏi làng, ra khỏi đảo. Chính vì thế nên ngày 10/6 âm lịch còn gọi là ngày khóa làng Quan Lạn.
- Ngày 12 – 15/6 âm lịch: Quân sĩ tập luyện, lễ tế thần diễn ra ở chùa làng Giếng diễn ra sôi động.
- Ngày 16/6 âm lịch: Lễ rước kiệu tại đền thờ Nhân Huệ Vương diễn ra. Lễ có mặt đông đảo văn võ tướng sĩ, tăng ni phật tử, khách du lịch đến tham gia.
- Ngày 17/6 âm lịch: Các tướng sĩ dựng trại đóng quân, lên kế hoạch tác chiến cho ngày 18. Buổi tối cùng ngày sẽ có các hoạt động văn hóa, văn nghệ giao lưu.
- Ngày 18/6 âm lịch: 2h sáng sẽ có tiếng trống thu quân. Buổi sáng sẽ có các hoạt động văn nghệ, trò chơi dân gian như đấu vật, kéo co, cờ người,… Tất cả diễn ra dưới sự thúc giục của tiếng trống, tiếng chiêng. Chiều cùng ngày có cuộc thi chèo bơi để tưởng niệm chiến tích của dân đảo. Sẽ có hai đội thi đấu, đội nào chạm vào cờ đích trước và quây về trước là đội thắng.
Các điểm tham quan gần đình Quan Lạn
1. Chùa Quan Lạn
Chùa Quan Lạn là một trong những điểm tham quan nổi tiếng gần đình Quan Lạn. Chùa được xây dựng từ thời nhà Nguyễn, với kiến trúc giản dị nhưng đầy nghệ thuật. Khi đến thăm chùa, bạn có thể thấy tượng cụ Hậu. Đây là người được tôn làm Hậu Phật bởi lòng từ bi và sự hiến dâng của mình cho xã hội. Bức tượng cụ Hậu là một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, đánh dấu sự tôn trọng và tưởng nhớ của người dân đối với cụ. Ngoài ra, chùa còn lưu giữ nhiều tác phẩm điêu khắc và tranh phong cảnh mang đậm phong cách thời Nguyễn, tạo nên một không gian linh thiêng và trầm mặc.
2. Đền Quan Lạn
Đền Quan Lạn, nằm gần chùa Quan Lạn, là nơi tôn vinh ba anh em họ Phạm Từ. Nghè Quan Lạn nằm về phía đông bắc của đảo Quan Lạn, trên trục đường chính từ Quan Lạn đi Minh Châu, cách đình khoảng 1,2km. Nghè cổ bị hỏng và sau đó được tái xây dựng vào năm 1986. Mỗi năm vào ngày 16/6 âm lịch, cư dân làng tổ chức lễ rước Bài vị và sắc phong từ nghè về đình, kèm theo hội chèo bơi truyền thống. Ngày 19/6 âm lịch là dịp tổ chức lễ xa giá hoàn cung rước Bài vị và sắc phong về nghè.
3. Miếu Quan Lạn
Trên đảo Quan Lạn có bốn ngôi miếu: miếu Cao Sơn, miếu Đức Ông, miếu Sao Ơn, miếu Đồng Hồ. Trong đó, miếu Sao Ơn, Đức Ông và Đồng Hồ là nơi thờ ba anh em tướng lĩnh họ Phạm. Ba anh em họ Phạm đều là những người đã hy sinh trong trận Vân Đồn – Cửa Lục chống quân xâm lược Nguyên Mông năm 1288. Bạn có thể tìm hiểu thêm về lịch sử và vinh quang của họ khi thăm thánh địa này.
Ngoài ra, rẽ trái khoảng 1,5km, du khách cũng có thể đến thăm đền thờ Trần Khánh Dư. Đây là vị tướng xuất sắc đã góp phần quan trọng vào chiến thắng lịch sử tại sông Mang – Vân Đồn năm 1287. Đền còn lưu giữ nhiều hiện vật quý giá liên quan đến Trần Khánh Dư.
4. Hải đăng Quan Lạn
Được coi là ngôi hải đăng cổ xưa nhất không chỉ tại Việt Nam mà còn ở cả Đông Nam Á. Hải đăng ở Quan Lạn mang đậm chất nghệ thuật và kiến trúc. Kết cấu bên ngoài được tạo nên từ vô số viên đá hoa cương được đẽo gọt và sắp xếp một cách tỉ mỉ. Ngọn hải đăng tỏa sáng giữa biển cả như một tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo. Bên trong hải đăng có 184 bậc thang xoắn ốc dẫn lên đỉnh cùng i hàng chục bậc tam cấp. Hải Đăng Quan Lạn không chỉ là biểu tượng của sự an toàn trên biển mà còn là điểm thăm quan hấp dẫn với du khách.
5. Các bãi biển trên Quan Lạn
Với vẻ đẹp hoang sơ và yên bình, việc tắm biển và vui chơi tại các bãi biển trên đảo Quan Lạn là trải nghiệm không thể bỏ lỡ cho du khách yêu thích thiên nhiên. Ba bãi biển chính của đảo là Quan Lạn, Minh Châu và Sơn Hào. Mỗi bãi đều mang đến cho du khách cảm giác thư giãn và tận hưởng không gian bình yên. Với những dải cát trắng mịn màng và biển xanh trong lành, Quan Lạn thực sự là điểm đến lý tưởng để trốn tránh cuộc sống ồn ào và hối hả của thành phố.
6. Bãi Gót – Eo Gió
Bãi Gót – Eo Gió là một điểm đến khá gần đình Quan Lạn. Bãi Gót có cảnh quan hoang sơ, bãi đá trắng và cỏ xanh tươi. Đây là nơi rất thích hợp để thư giãn và tận hưởng không khí trong lành của biển cả. Ngoài ra, Eo Gió cũng là điểm đến hấp dẫn với cảnh đẹp tuyệt vời hướng ra biển. Mặc dù có đoạn đường khá khó khăn, nhưng mỗi nỗ lực leo lên đỉnh núi sẽ được đền đáp bằng cảnh quan tuyệt vời mà bạn không thể nào quên.
7. Chợ trung tâm Quan Lạn
Phiên chợ trung tâm Quan Lạn diễn ra sớm vào buổi sáng. Phiên chợ này thường chỉ kéo dài khoảng 2 tiếng, từ 3 đến 5 giờ. Đây cũng là khoảng thời gian các chuyến tàu đánh bắt cá đêm trở về. Khung cảnh tại chợ rất náo nhiệt và sôi động. Với sự phát triển của du lịch tại đảo Quan Lạn, chợ trung tâm thu hút rất nhiều du khách. Tại đây, bạn có thể tìm thấy đa dạng các loại hải sản như tôm, cua, cá, mực,…
Xem thêm: Top 12 địa điểm du lịch Quan Lạn nhất định phải đến một lần
Một số lưu ý khi đến đình Quan Lạn
Khi đến thăm đình Quan Lạn, bạn phải tuân thủ một số quy tắc và lưu ý để tôn trọng không gian linh thiêng và truyền thống tôn giáo của địa phương. Dưới đây là một số điều bạn nên lưu ý khi thăm đình Quan Lạn:
- Lịch sự và tôn trọng: Khi bước vào không gian của đình, chùa, hãy giữ lịch sự và tôn trọng. Hãy mặc đồ lịch sự và tránh mặc quá gợi cảm hoặc quá hở.
- Tháo giày trước khi vào: Trước khi bước vào khu vực thờ cúng, hãy nhớ tháo giày. Làm như vậy là bạn đang tôn trọng không gian linh thiêng và sạch sẽ.
- Hỏi ý kiến trước khi chụp ảnh: Nếu bạn muốn chụp ảnh trong đình, chùa, hãy nhớ hỏi ý kiến của người quản lý để tránh xâm phạm không gian linh thiêng của đình.
- Đọc hiểu các biểu tượng và nghi lễ: Trước khi tham gia vào nghi lễ hoặc tiến hành các hoạt động trong đình, chùa, hãy tìm hiểu và hiểu rõ về các biểu tượng và nghi lễ để tránh gây hiểu lầm hoặc xúc phạm.
Với vẻ đẹp huyền bí và giá trị lịch sử sâu sắc, Đình Quan Lạn đã trở thành điểm đến không thể bỏ qua đối với những ai yêu thích khám phá văn hóa dân tộc. Hãy dành thời gian khám phá và tìm hiểu về mái đình làng biển lịch sử này, để hiểu rõ hơn về câu chuyện đầy màu sắc của một thời kỳ xa xưa và giữ lấy những giá trị truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Nếu bạn muốn đặt các tour du lịch khám phá đình Quan Lạn, liên hệ LuxTour để được tư vấn.
Thông tin liên hệ:
Hotline: 0372.667.666
Email: info@luxtour.com.vn
Website: https://luxtour.com.vn
Địa chỉ: 203 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tôi là Nguyễn Thanh Hằng, một cô gái đam mê du lịch. Cũng chính từ sở thích ấy mà tôi bén duyên với ngành Quản trị Du lịch tại Đại học Công nghiệp Hà Nội. Trong suốt những năm tháng học tập và làm việc tôi nhận thấy rằng thứ tôi muốn thấy nhiều hơn cả chính là nụ cười từ sự hài lòng của khách hàng. Làm việc trong lĩnh vực du lịch – team building, đối mặt với những yêu cầu từ đơn giản đến phức tạp, khiến tôi hiểu ra rằng việc mang đến những dịch vụ hoàn hảo từ những chi tiết nhỏ nhất thực sự rất quan trọng. Đây cũng chính là kim chỉ nam mà tôi luôn mang theo bên mình cho đến tận bây giờ. Và tôi tin rằng mỗi khách hàng khi bỏ tiền ra đều xứng đáng nhận được “Dịch vụ tốt nhất”. Hy vọng rằng những chia sẻ của tôi đã đem đến những thông du lịch hữu ích cho độc giả.