Chùa Yên Tử không chỉ là địa danh nổi tiếng mà còn vô cùng linh thiêng của Việt Nam. Đây không chỉ là nơi thờ tự Phật Giáo mà còn là nơi gắn liền với nhiều những sự kiện văn hóa, lịch sử của dân tộc. Sở hữu khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ với núi rừng xanh ngát, Yên Tử còn được các phật tử ưu ái gọi là “Đất Phật”. Mỗi năm Yên Tử chào đón hàng ngàn du khách tìm về để chiêm bái và tìm kiếm sự an yên. Vậy kinh nghiệm du lịch Chùa Yên Tử như thế nào? Hãy cùng LuxTour khám phá trong bài viết ngay bên dưới đây nhé!
Tư vấn chương trình sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0372.667.666
Mục lục
Giới thiệu tổng quan về chùa Yên Tử
Chùa Yên Tử là một trong số những địa danh nổi tiếng và linh nhất của của nước ta. Chùa tọa lạc tại thôn Nam Mẫu thuộc xã Thượng Yên Công của thành phố Uông Bí. Vào thời nhà Trần từng được Phật hoàng Trần Nhân Tông lựa chọn làm nơi tu hành sau khi người truyền ngôi. Và nơi đây cũng là nơi mà người thành lập ra phái Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử một trong số những dòng Phật giáo đặc trưng của Việt Nam.
Lịch sử và nguồn gốc chùa Yên Tử
Chùa Yên Tử nằm trên dãy núi Yên Tử của tỉnh Quảng Ninh. Ngôi chùa này là một trong số những trung tâm Phật giáo lớn của nước ta và có lịch sử lâu đời. Được biết nguồn gốc của chùa gắn liền với vua Trần Nhân Tông. Vị vua nổi tiếng không chỉ bởi có tài trị quốc mà còn từ bỏ ngai báu để tu hành và sáng lập nên thiền phái Trúc Lâm Yên Tử vào những năm cuối thế kỷ 13.
Trước khi vua Trần Nhân Tông tới đây tu hành, nơi này chỉ có những am và chùa nhỏ. Những ngôi chùa này được xây dựng từ thời nhà Lý. Trong tổng thể đó gồm có chùa Đồng và chùa Hoa Yên là những ngôi chùa nổi bật nhất. Tuy nhiên, Yên Tử thực sự trở thành trung tâm của thiền phái Trúc Lâm vào thời vua Trần Nhân Tông thì ông mới truyền bá tư tưởng Phật giáo dân tộc và sáng lập nên hệ thống pháp đài và chùa chiền trên núi.
Sau khi vua Trần Nhân Tông viên tịch, chùa Yên Tử vẫn được dùng là để các vị thiền sư nổi tiếng kế tục con đường tu hành cũng như truyền bá đạo Phật. Ngày nay, Yên Tử không chỉ trở thành nơi hành hương quen thuộc của Phật tử mà còn là một trong những di sản lịch sử, văn hóa quan trọng. Nơi này là minh chứng cho tinh thần dân tộc kết hợp hài hòa cùng Phật giáo qua nhiều thế kỷ.
Hệ thống chùa và địa danh trong quần thể Yên Tử
1. Chùa Giải Oan và Suối Giải Oan
Chùa Giải Oan và suối Giải Oan là điểm đến đầu tiên của du khách khi đặt chân tới Yên Tử. Nơi đây không chỉ là địa điểm du lịch mà còn là nơi mang tới những giá trị lịch sử và tâm linh to lớn. Hai địa điểm này gắn liền với những câu chuyện lưu truyền cảm động về vị vua Trần Nhân Tông và hậu cung của ông khi ông quyết định rời ngôi báu và tới Yên Tử tu tập.
Chùa Giải Oan nằm sát con suối Giải Oan và ngay dưới chân núi Yên Tử. Theo truyền thuyết kể lại, khi đưa ra quyết định xuất gia để tới Yên Tử tu hành, những cung tần mỹ nữ theo hầu ông đã ra sức khuyên can. Tuy nhiên, ý vua đã định cho dù có khuyên can ông vẫn giữ vững quyết định của mình. Vì không thể khuyên vua quay trở về họ trở nên buồn bã và u uất rồi đưa ra quyết định quyên sinh xuống dòng suối ở đây. Sau khi họ mất để tưởng nhớ về lòng trung thành cũng như để cầu siêu cho linh hồn của họ sớm về nơi an lạc. Nhà vua đã cho xây dựng chùa Giải Oan và đặt tên dòng suối là suối Giải Oan.
Suối Giải Oan chính là con suối nơi những người cung tần mỹ nữ trầm mình xuống ngay cạnh chùa. Dòng suối này quanh năm trong vắt chảy uốn lượn len lỏi qua những tảng đá lớn phủ đầy rêu phong. Dòng suối này không chỉ mang lại những giá trị về du lịch bởi vẻ đẹp tự nhiên. Mà nó còn chính là nơi để gột rửa đau khổ cùng những nỗi oan khuất để giải thoát cho tâm hồn. Khi tới thăm ngôi chùa này hãy thử dừng chân bên suối vừa ngắm cảnh vừa lắng nghe tiếng suối chảy róc rách đầy thanh tịnh nhé.
Đặt chân tới đây không chỉ được ngắm cảnh bạn còn được tìm hiểu những câu chuyện đầy ý nghĩa về sự giác ngộ, tinh thần từ bi và sự trung thành của con người.
2. Đường Tùng
Tiếp tục chuyến hành trình tìm về với cõi Phật, bạn hãy thử đi qua con đường Tùng. Con đường này là nơi những cây Tùng cổ thụ có tuổi đời hơn 700 năm đang đứng hiên ngang. Suốt dọc con đường là hơn 250 cây tùng. Mỗi cây đều cao lớn thân cây to tới mức một người ôm không xuể.
Không biết có phải hút trọn được khí trời nơi đất Phật thiêng liêng không mà mỗi cây tùng đại thụ ở đây luôn tươi tốt. Mỗi cây to lớn đều vươn mình uy nghi ở dọc hai bên con đường dẫn về non thiêng. Những tán cây như đang che chở cho các du khách hàng hương tìm về chiêm bái. Bầu không khí trong lành và dễ chịu của con đường này chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn đó nhé.
3. Tháp Tổ Huệ Quang, chùa Hoa Yên
Chùa Hoa Yên hay còn có tên gọi khác là chùa Cả. Ngôi chùa này nằm trên độ cao hơn 534m so với mặt nước biển. Tại Yên Tử ngôi chùa này chính là ngôi chùa lớn nhất. Đồng thời nó cũng là ngôi chùa được du khách tìm tới chiêm bái nhiều nhất khi về với Yên Tử. Được khởi công vào thời Lý ngôi chùa này ban đầu có tên là Phù Vân. Sau này khi qua nhiều triều đại chùa được đổi tên vào triều Lê với tên là Hoa Yên. Ngôi chùa này không chỉ là ngôi chùa lớn nhất mà còn là ngôi chùa đẹp nhất. Đây cũng là nơi để Phật hoàng giảng đạo cho các phật tử và tăng ni đang tu tập trong chùa.
Khi đã chinh phục hết hơn ngàn bậc đá bạn có thể dừng chân ở chùa để chiêm ngưỡng kiến trúc thời Trần độc đáo hoặc ngắm cảnh đẹp của toàn bộ Yên Tử từ trên cao. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể ghé qua tháp Tổ Huệ Quang. Đây là nơi lưu giữ một phần xá lị của Vua Trần Nhân Tông đó nhé.
4. Chùa Một Mái
Nằm tựa vào vách núi Yên Tử có một ngôi chùa tuyệt đẹp mang tên chùa Một Mái. Ngôi chùa này được xây dựng chủ yếu theo lối kiến trúc ba gian vô cùng kỳ công. Mỗi một phần kiến trúc trong đây đều được làm vô cùng tinh xảo. Ngôi chùa này được dùng để thờ Phật Quan Thế Âm.
Khi đặt chân tới chùa điều đầu tiên bạn thấy là 3 gian thờ chính. Ba gian gồm có: bàn thờ Tam Bảo, bàn thờ Tổ, bàn thờ Hậu nằm sâu và thấp nhất. Ở trong khuôn viên chùa có một nghe nước mà người ta truyền tai nhau là khe nước thiêng của chùa Một Mái. Khi uống xong ngụm nước này bạn sẽ có cảm giác như bạn đang được thanh lọc cơ thể.
5. Chùa Bảo Sái
Trong chuyến hành trình khám phá Chùa Yên Tử thì chùa Bảo Thái chính là địa điểm tiếp theo mà bạn nên ghé qua. Tên của ngôi chùa này được lấy từ tên của Thiền sư Bảo Sái. Đây là người đệ tử đầu tiên tu tập theo Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Ngôi chùa nằm tại vách núi Yên Tử.
Sau nhiều năm ngôi chùa cũng dần xuống cấp vì thế đã được trùng tu. Tuy nhiên việc trùng tu không ảnh hưởng quá nhiều tới những nét kiến trúc mang đậm hơi thở nhà Trần tại gian nhà Tổ, chính điện và cảnh quan độc đáo của nó. Đặc biệt trong chùa còn có có bàn thờ thần và giếng thiêng đã nhuốm màu rêu phong đầy cổ kính. Cùng với đó chính là tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông khổng lồ mô tả hình ảnh người đang nhập cõi Niết bàn.
6. Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông & An Kỳ Sinh
Sau khi rời khỏi chùa Bảo Sái tiếp tục chuyến hành trình bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng bức tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Bức tượng vô cùng uy nghiêm và hoành tráng được dựng trên đỉnh An Kỳ Sinh. Pho tượng này có chiều cao lên tới hơn 15m và nặng tới 138 tấn. Giữa thiên nhiên Yên Tử pho tượng to lớn trở nên nổi bật vô cùng hút mắt.
Nằm ngay bên cạnh tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông là tượng hóa đá của tu sĩ An Kỳ Sinh. Trải qua bao năm tháng bức tượng này đã bám đầy rêu phong nhuốm màu thời gian đầy hoài cổ. Trên người bức tượng vẫn còn khoác áo chùng thâm, hai tay giữ trước ngực đầy cung kính. Trải qua hơn 7 thế kỷ với rất nhiều những tác động từ bên ngoài bức tượng này vẫn giữ được những ý nghĩa thâm sâu mà có lẽ những người trần chưa thể giác ngộ.
7. Chùa Đồng
Chặng cuối trong chuyến hành trình chinh phục Yên Tử chính là chùa Đồng. Sau khi vượt qua một quãng đường dài với hàng ngàn bậc đá và vách núi cheo leo dựng đứng và cả những cánh rừng cây xanh ngút ngàn bạn sẽ đặt chân tới với chùa Đồng. Chùa nằm trên một vách núi dựng đứng của đỉnh Yên Tử. Nơi này quanh năm được bao quanh bởi tầng tầng, lớp lớp những biển mây bồng bềnh. Tất cả như một chốn bồng lai tiên cảnh vậy.
Khi đưa cảm xúc của mình thả trôi trên đỉnh Yên Tử bạn sẽ có cơ hội được nhìn ngắm trọn vẹn khung cảnh đẹp ngỡ ngàng. Những biển mây mù, những rừng cây đại thụ cùng với những khối đá lớn tạo nên tổng thể không gian ấn tượng. Cả ngôi chùa Đồng sở hữu kiến trúc công phu, tinh xảo nổi bật giữa thung lũng. Từ đây nhìn xuống phía dưới toàn cảnh Yên Tử trông giống như một ngôi làng thời Trần từ 7 thế kỷ trước vậy.
Toàn thể kiến trúc chùa đều được làm bằng đồng vô cùng đặc sắc. Ngôi chùa lớn nhất Châu Á này sẽ làm bạn phải ngạc nhiên. Bên trong chùa là bức tượng Phật lớn hai bên là hai chiếc khánh và chuông đồng lớn. Đứng đây tịnh tâm nghe tiếng gõ mõ vang vọng trong khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ vạn sẽ thấy tâm hồn mình trở nên thanh tinh hơn bao giờ hết.
8. Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử
Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử hay còn được gọi với cái tên gần gũi hơn là chùa Lân. Đây cũng là một trong số những địa điểm không nên bỏ lỡ khi tới Yên Tử. Thiền viện tọa lạc ở thôn Nam Mẫu của xã Thượng Yên Công, TP. Uông Bí. Nơi này không chỉ là một địa điểm nổi tiếng bậc nhất mà còn là nơi người ta tìm về để tu hành tránh xa trần tục. Nếu tới Yên Tử bạn nhất định phải tới địa điểm này nhé.
Hành trình leo núi Yên Tử
Chuyến hành trình chinh phục Yên Tử sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm và thử thách thú vị. Chuyến hành trình này không chỉ đem lại cho bạn trải nghiệm nhìn ngắm không gian thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn là hành trình tìm hiểu về những giá trị lịch sử, tâm linh sâu sắc. Núi Yên Tử cao tới hơn 1060m. Bao quanh là những rừng cây bạt ngàn cùng với những dãy núi trùng điệp. Tất cả kết hợp hài hòa với nhau tạo nên một không gian vừa thiêng liêng lại vừa hùng vĩ, tráng lệ. Để tới được đỉnh Yên Tử và chiêm bái những ngôi chùa trên núi. Du khách sẽ cần phải vượt qua một quãng đường dài hơn 6km. Quãng đường này là vô vàn những bậc thang đá dẫn bạn lên đỉnh.
Điểm bắt đầu của chuyến hành trình này chính là chùa Giải Oan. Khi vào chùa du khách có thể dừng chân để dâng hương, ngắm nhìn kiến trúc chùa cũng như tìm hiểu về những câu chuyện liên quan tới vua Trần Nhân Tông và các cung tần mỹ nữ. Tiếp tục đi qua những bậc thang đá dừng tại các trạm dừng ở đây. Một trong số những trạm dừng nổi bật chính là chùa Hoa Yên. Đây là trung tâm chính của Thiền phái Trúc Lâm.
Tiếp tục chuyến hành trình bạn sẽ bắt gặp những tháp cổ, am cổ. Khi tới đỉnh thành công bạn sẽ bắt gặp chùa Đồng – ngôi chùa nằm trên đỉnh cao nhất của Yên Tử. Chùa Đồng được đúc hoàn toàn bằng đồng. Ngôi chùa này tượng trưng cho sự tinh khiết của Phật Giáo. Đây cũng là điểm dừng cuối cùng trong chuyến hành trình leo núi Yên Tử.
Chinh phục đỉnh Yên Tử không chỉ đơn thuần là hành trình khám phá thiên nhiên mà đây còn là một chuyến hành hương để người tìm về sự thanh tịnh và an nhiên trong tâm hồn. Có rất nhiều người đặt niềm tin vào việc vượt qua những dốc đứng, con đường quanh co của Yên Tử sẽ tìm thấy sự trong sáng từ đó được giác ngộ. Hành trình giác ngộ này giống như những trải nghiệm mà vua Trần Nhân Tông trải qua khi tu hành trên ngọn núi linh thiêng này.
Các lễ hội và hoạt động tâm linh tại chùa Yên Tử
1. Các nghi lễ tâm linh tại lễ hội Yên Tử
Nghi lễ mở cửa rừng Yên Tử
Nghi lễ này được coi là nghi lễ quan trọng nhất của lễ hội Yên Tử. Nghi này được tổ chức tại chùa Trình. Ngôi chùa này có quy mô lớn và hoành tráng nhất trên núi Yên Tử. Theo như truyền thống thì nghi lễ mở cửa rừng Yên Tử sẽ diễn ra vào thời điểm tháng Giêng âm lịch. Ngày diễn ra lễ hội thường không cố định vì thế địa điểm cũng như ngày tổ chức sẽ được thông báo rõ ràng trước khi nghi lễ diễn ra.
Nghi lễ này được tổ chức với mục đích để đóng dấu thiên trên ấn Yên Tử và tôn vinh bậc thầy của chánh tông Thiền Trúc Lâm. Cũng vào ngày này chùa Yên Tử sẽ chính thức khai hội lễ hội chùa Yên Tử. Trong nghi lễ, các vị sư và xứ trưởng sẽ cùng nhau thực hiện các nghi lễ như đốt nhanh, trao lễ cho các Phật tử tham gia.
2. Lễ cầu quốc thái dân an
Đây được coi là nghi lễ trọng đại nhất tại lễ hội Yên Tử. Nghi lễ này được tổ chức vào khai hội với mục đích cầu nguyện cho muôn dân bình an. Tới Yên Tử và tham gia nghi lễ này các bạn sẽ sẽ có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về tâm linh cũng như hòa mình vào các hoạt động của lễ hội. Tại lễ cầu quốc thái dân an, các vị sư và đạo tràng sẽ cùng nhau đọc kinh cầu nguyện thực hiện trao lễ và đốt nhang.
3. Hành hương lễ Phật
Hành hương lễ Phật là hoạt động thường niên không thể nào thiếu. Đây là cơ hội để các Phật tử và người dân dâng hương và thể hiện lòng thành kính đối với các vị thần, Phật. Theo truyền thống, lễ hành hương sẽ bắt đầu từ chân tới lên tới đỉnh núi Yên Tử. Điểm kết thúc của chuyến hành hương này chính là ngôi chùa Đồng cổ kính và linh thiêng.
2. Các hoạt động văn hóa và giải trí trong lễ hội Yên Tử
Lễ khai hội
Lễ khai hội là hoạt động đặc biệt quan trọng trong lễ hội chùa Yên Tử. Lễ hội này thường sẽ được tổ chức vào mùng 10 tháng Giêng. Tuy nhiên, mỗi năm một khác có thể sẽ có sự thay đổi. Lễ hội này sẽ được tổ chức tại trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử. Đây cũng là dịp để các vị đạo tràng và các vị sư đón tiếp khách du lịch tới tham dự lễ hội. Tại lễ khai hội này, các vị sư sẽ trao lễ đồng thời chia sẻ những thông tin cần thiết về nghi lễ cũng như hoạt động sẽ diễn ra trong suốt ba tháng của lễ hội Yên Tử.
Đóng dấu thiêng trên ấn Yên Tử
Hoạt động đóng dấu thiêng trên ấn Yên Tử có thể coi là một trong số những nghi lễ đầy thiêng linh mang nhiều yếu tố tâm linh. Hoạt động này đánh dấu sự hiện diện của con người tại Yên Tử. Họ cầu mong các vị thần sẽ bảo hộ và che chở cho họ. Mỗi vị sư và Phật tử sẽ làm lễ, dâng hương và đóng dấu thiêng trên ấn Yên Tử. Nghi lễ này thường được tổ chức vào tháng Giêng hằng năm.
Văn nghệ truyền thống
Những hoạt động giải trí luôn thu hút được rất đông đảo du khách khi tới với Yên Tử vào mùa lễ hội. Ở đây các nghệ nhân và nghệ sĩ sẽ trình diễn cho khán giả xem những tiết mục văn nghệ đặc sắc. Bạn sẽ thấy múa, hát, múa rối, xiếc, trò chơi dân gian,… Các tiết mục khi trình diễn kết hợp hoàn hảo cùng ánh sáng và âm thanh làm cho bầu không khí lễ hội trở nên sôi động hơn bao giờ hết.
Trò chơi dân gian
Trò chơi dân gian là hoạt động thường niên không thể nào thiếu trong các lễ hội Yên Tử. Những trò chơi dân gian xuất hiện gồm cờ tướng, kéo co, nhảy dây, đá cầu,… Tất cả những trò chơi này đều mang tới cho du khách những trải nghiệm thú vị. Bên cạnh đó còn có những hoạt động tâm linh như xem bói, xem quẻ, đốt nhang,… Tất cả được tổ chức để du khách vừa có thể tìm hiểu văn hóa cũng như trải nghiệm chúng.
Kinh nghiệm du lịch chùa Yên Tử
Dành cho những tấm chiếu mới chuẩn bị tới chiêm bái ngôi chùa yên bình và thanh tịnh này. Bạn nên lưu ý một vài kinh nghiệm quan trọng này để có chuyến đi Chùa Yên Tử đáng nhớ nhé:
- Chuẩn bị tiền mặt để chi tiêu. Tốt nhất chỉ mang vừa đủ không nên mang quá nhiều để tránh tình trạng bị mất cắp giữa chốn đông người.
- Chặng đường chạm tới Yên Tử là khá dài. Trong đó có những đoạn đường khá khó đi. Chính vì thế, hãy chuẩn bị đôi giày hoặc dép thoải mái để di chuyển. Ưu tiên những vật dụng nhỏ nhẹ để tránh bị mất sức.
- Mang theo nước uống bởi nước được bán ở Yên Tử đắt hơn mặt bằng chung rất nhiều.
- Luôn chú ý tới cách ăn mặc. Nên lựa chọn những bộ trang phục kín đáo, nhẹ nhàng không quá hở hang để chiêm bái Yên Tử nhé.
Bài viết bạn vừa đọc là những thông tin về chùa Yên Tử mà LuxTour đã tổng hợp đầy đủ. Hy vọng với những gì mà LuxTour cung cấp bạn sẽ có chuyến đi tìm về đất Phật thật đáng nhớ. Nếu bạn đang cần tư vấn hoặc hỗ trợ các dịch vụ du lịch. Đừng ngần ngại để lại thông tin hoặc liên hệ hotline LuxTour để được tư vấn ngay hôm nay!
Thông tin liên hệ:
Hotline: 0372.667.666
Email: info@luxtour.com.vn
Website: https://luxtour.com.vn
Địa chỉ: 203 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tôi là Nguyễn Thanh Hằng, một cô gái đam mê du lịch. Cũng chính từ sở thích ấy mà tôi bén duyên với ngành Quản trị Du lịch tại Đại học Công nghiệp Hà Nội. Trong suốt những năm tháng học tập và làm việc tôi nhận thấy rằng thứ tôi muốn thấy nhiều hơn cả chính là nụ cười từ sự hài lòng của khách hàng. Làm việc trong lĩnh vực du lịch – team building, đối mặt với những yêu cầu từ đơn giản đến phức tạp, khiến tôi hiểu ra rằng việc mang đến những dịch vụ hoàn hảo từ những chi tiết nhỏ nhất thực sự rất quan trọng. Đây cũng chính là kim chỉ nam mà tôi luôn mang theo bên mình cho đến tận bây giờ. Và tôi tin rằng mỗi khách hàng khi bỏ tiền ra đều xứng đáng nhận được “Dịch vụ tốt nhất”. Hy vọng rằng những chia sẻ của tôi đã đem đến những thông du lịch hữu ích cho độc giả.