Chùa Hương là một quần thể di tích tâm linh nổi tiếng có không gian thiên nhiên đẹp và vô cùng hấp dẫn. Tới đây du khách không chỉ được chiêm ngưỡng thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn được lắng đọng trong không gian thanh tịnh nơi cửa phật. Những nét kiến trúc cổ và sự độc đáo của những tượng phật sẽ khiến du khách cảm thấy ấn tượng. Vậy làm sao để có chuyến đi Chùa Hương tự túc an toàn và đáng nhớ nhất? Hãy cùng LuxTour tìm hiểu trong bài viết chia sẻ kinh nghiệm ngay bên dưới nhé!
Tư vấn chương trình sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0372.667.666
Mục lục
Giới thiệu chung về chùa Hương
Chùa Hương hay còn được gọi với cái tên khác là chùa Hương Sơn. Nơi này được biết tới là quần thể danh lam thăng cảnh nổi tiếng nằm ở xã Hương Sơn thuộc Huyện Mỹ Đức Hà Nội. Vẻ đẹp của nơi này còn được du khách ví von là “Biệt chiếm nhất Nam Thiên. Từ trước tới nay Chùa Hương vẫn luôn được coi là biểu tượng tín ngưỡng của Phật giáo miền Bắc.
Mặc dù được khởi công từ thế thế 17 thế nhưng trải qua thời gian cũng như sự tàn phá của thực dân Pháp trong thời kỳ xâm chiếm đã bị hư hại nhiều. Hiện tại, quần thể chùa chủ yếu là được phục dựng và trùng tu. Nhờ sự hướng dẫn của Hòa thượng Thích Thanh Chân và việc phục dựng chùa được hoàn thành vào
Chùa được khởi công xây dựng từ thế kỷ 17, nhưng qua thời gian, nhiều phần đã bị phá hủy trong chiến tranh chống Pháp. Hiện tại, quần thể chùa phần lớn đã được trùng tu, phục dựng dưới sự hướng dẫn của cố Hòa thượng Thích Thanh Chân và hoàn thành vào năm 1988.
Thời điểm lý tưởng để đi chùa Hương
Chùa Hương mỗi mùa đều mang những vẻ đẹp riêng. Vì thế, du khách có thể tới đây để chiêm bái và ngắm cảnh vào tất cả các mùa trong năm. Nếu như lựa chọn tới chùa Hương vào mùa lễ hội từ tháng 1 tới tháng 3 âm lịch bạn sẽ có cơ hội được tham gia vào lễ hội chùa Hương sôi động. Đặc biệt thời điểm từ rằm tháng giêng cho tới 18 tháng 2 âm lịch còn là cao điểm mùa lễ hội. Nếu như tới vào mùa cao điểm này bạn sẽ cảm nhận được bầu không khí vô cùng náo nhiệt.
Với những ai yêu thích vãn cảnh thì thời điểm trên là không phù hợp bởi du khách thập phương đổ về chùa Hương rất đông. Vì thế thường hay xảy ra tình trạng chen lấn xô đẩy. Đồng thời lúc này các loại hình dịch vụ ở đây cũng sẽ bị độn giá lên. Tốt nhất để du xuân ngắm cảnh thì bạn hãy tới chùa Hương vào thời điểm cuối năm từ tháng 10 tới tháng 12. Lúc này bạn có thể thong dong ngồi đò lênh đênh trên dòng suối Yến và nhìn ngắm những bông hoa súng rực rỡ. Xa xa là những cánh đồng lau trải dài tới tận chân trời. Khung cảnh đầy thơ mộng thích hợp cho những ai muốn tới vãn cảnh và lưu lại kỷ niệm ở đây.
Cách di chuyển đến chùa Hương
1. Di chuyển với xe máy
Nếu như bạn ở gần chùa Hương hoặc muốn di chuyển bằng xe máy thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng phương tiện này để di chuyển. Nếu không có xe máy nhưng vẫn muốn trải nghiệm tự lái xe tới chùa thì bạn có thể thuê xe máy để tới đây. Lựa chọn đi xe máy và xuất phát từ Hà Nội bạn sẽ đi theo lộ trình như sau:
- Xuất phát từ Nguyễn Trãi sau đó đi theo hướng Hà Đông tới ngã ba Ba La. Bạn tiếp tục di chuyển để tới Vân Đình. Tới đây bạn di chuyển theo biển chỉ dẫn để tới Chùa Hương. Cả quãng đường này chỉ mất khoảng 1 tiếng 45 phút.
2. Sử dụng xe ô tô
Bạn hoàn toàn có thể sử dụng xe ô tô để di chuyển tới Chùa Hương dễ dàng. Lựa chọn xe ô tô bạn có thể di chuyển nhóm đông. Tuyến đường đi chùa Hương từ Hà Nội bằng xe ô tô như sau:
- Di chuyển theo cao tốc Pháp Vân – Cầu Rẽ. Tới nút giao Đồng Văn và quốc lộ 38 là sẽ tới Chợ Dầu. Từ chợ Dầu du khách di chuyển một quãng đường chừng vài km nữa là sẽ tới chùa Hương.
3. Đi xe bus
Nếu muốn bạn cũng có thể lựa chọn xe bus để di chuyển tới Chùa Hương. Các tuyến xe bus để tới đây gồm có 211, 75 hoặc 78. Xe bus tới đây thường khá rộng rãi vì thế đây là một loại phương tiện vô cùng tiết kiệm và tiện lợi.
4. Sử dụng taxi
Nếu như bạn sử dụng taxi họ sẽ tới tận nơi để đón bạn và đưa bạn tới với địa điểm mà bạn mong muốn. Một số các hãng taxi nổi tiếng ở Hà Nội mà bạn có thể chọn như: taxi quê lụa, taxi Thăng Long, taxi XanhSM,..
Hành trình tham quan chùa Hương
Hành trình tham quan và khám phá chùa Hương bạn sẽ chiêm bái theo lộ trình những địa điểm như sau:
1. Bến Đục
Địa điểm đầu tiên mà bạn sẽ khám phá trong chuyến hành hương chính là bến Đục. Từ bến Đục du khach sẽ đi đò trên suối Yến. Đây là trải nghiệm tuyệt vời dành cho du khách. Thậm chí trải nghiệm này còn trở thành nguồn cảm hứng cho các nhà thơ nổi tiếng tạo nên những bài thơ lãng mạn đi vào lòng người.
2. Suối Yến
Khi bạn tham quan Suối Yến, du khách sẽ có cơ hội tân mắt chiêm ngưỡng những cánh đồng lúa xanh tươi mơn mởn. Sau những cánh đồng lúa là những ngọn núi đá vôi cao sừng sững kéo tới tận chân núi chùa Hương. Ngồi trên thuyền lênh đênh giữa dòng suối Yến đưa mắt sang hai bên bạn còn thấy núi Phượng Hoàng và núi Đôi Chèo có hình dáng tự như một con trăn lớn. Núi Ngũ Nhạc và đền Trình là nơi du khách có thể dừng chân để thắp hương cầu nguyện với thần núi.
3. Đền Trình chùa Hương
Đền Trình là địa điểm tiếp theo trong chuyến hành trình khám phá chùa Hương. Đền Trình hay còn có tên gọi khác là đền Thượng Quan nằm cách bến Đục chỉ hơn 300m. Đây là địa điểm thăm quan đầu tiên khi tới chùa Hương. Đền nằm ngay bên dưới chân núi Ngũ Nhạc. Tuy nhiên, kiến trúc của đền bây giờ là được phục dựng lại vào năm 1992 do trước đó bị chiến tranh phá hủy nghiêm trọng.
4. Động Long Vân
Dừng chân ở bến Long Vân bạn sẽ leo lên độ cao khoảng hơn 150m để tới được chùa Long Vân. Sau đó bạn tiếp tục đi tiếp qua một eo núi nhỏ nữa là sẽ tới được động Long Vân. Động Long Vân vô cùng rộng lớn, mát mẻ và thoáng đãng.
5. Động Tuyết Sơn
Động Tuyết Sơn nằm ngay giữa núi và cũng là điểm thăm quan ấn tượng. Mặc dù nằm giữa núi thế nhưng đường di chuyển tới đây lại vô cùng dễ dàng. Bước vào trong động du khách sẽ thấy trong động có rất nhiều nhũ đá mang hình thu quyến rũ, độc đáo lạ thường.
6. Động Hương Tích
Động Hương Tích là điểm đến chính trong hành trình khám phá chùa Hương. Sở dĩ là nơi dừng chân chính của những đoàn khách hành hương là bởi trong động có “chùa Trong” hay còn gọi với cái tên quen thuộc hơn là “chùa Hương”.Nhìn từ xa hang động trông giống như một con rồng lớn đang mở miệng. Trên tường động có khắc những dòng chữ Việt Cổ: “Nam Thiên Đệ Nhất Động”. Dòng chữ này có nghĩa là “Động Cực Nhất của Nam Giowis”.
Bước vào bên trong chùa bạn sẽ được chiêm ngưỡng những tượng Phật, Quán Thế Âm và các vị thần phật khác được chế tác từ những khối đá xanh. Trong đó tượng phật bà Quan Âm là ấn tượng nhất. Ở động Hương Tích còn có nhiều những măng đá và nhũ đá tự nhiên. Trải qua nhiều năm một số nhũ đá đã được mài mòn trở nên vô cùng nhẵn nhụi. Một số người tin rằng nếu được chạm tay vào chúng thì phép màu từ tạo hóa sẽ tới với bạn.
Để tới động Hương Tích du khách có thể chọn leo núi hoặc đi cáp treo. Hành trình leo núi đòi hỏi du khách cần có sức khỏe vì thế nếu bạn không có thể lực tốt hoặc sức khỏe đủ đáp ứng để vượt qua hàng ngàn bậc đá thì hãy lựa chọn cáp treo để tới đây thoải mái hơn nhé.
7. Chùa Thiên Trù
Xuống khỏi động Hương Tích bạn có thể tiếp tục đi thuyền để tới với chùa Thiên Trù. Chùa Thiên Trù hay còn có tên gọi khác là bếp trời hoặc chùa Ngoài. Đây cũng là một địa điểm du lịch quan trọng của khu du lịch tâm lịch chùa Hương. Đây là nơi tổ chức các ngày lễ đặc biệt là lễ khai mạc lễ hội Chùa Hương. Không chỉ mang lại những giá trị tôn giáo và nhuengx nét kiến trúc độc đáo. Chùa Thiên Trù còn có ngôi Bảo Tháp Viên Công. Đây là nơi an táng thiên sư Viên Quang – người đã lập nên ngôi chùa này.
8. Chùa Bảo Đài, chùa Giải Oan, chùa Thanh Sơn
- Chùa Bảo Đài: Chùa nằm ngay dưới chân núi và có thiết kế chủ yếu theo phong cách kiến trúc nhà Nguyễn đặc trưng.
- Chùa Giải Oan: Chùa nằm trên đoạn đường dẫn tới động Hương Tích và cách đỉnh núi Long Tuyền chừng 2,5km. Khi ngắm nhìn ngôi chùa này bạn sẽ cảm nhận được trong đó là vẻ cổ kính và hoài niệm vô cùng yên bình.
- Chùa Thanh Sơn: Chùa Thanh Sơn có 2 cửa vào từ sông và núi. Tổng thể chùa giống như một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ. Đây là một trong số những ngôi chùa mang đặc trưng của tín ngưỡng Việt Nam.
- Hang Sũng Sàm: Nằm trên độ cao hơn 100m và chiều rộng trung bình khoảng 15m, cửa hang hướng về phía Tây Nam. Đây cũng là một trong số những địa điểm thăm quan tuyệt vời ở chùa Hương.
Những lưu ý khi đi chùa Hương
– Khi đi du lịch chùa Hương tốt nhất bạn nên đi theo nhóm đông khoảng từ 5 – 7 người. Đi nhóm đông sẽ tốt hơn khi bạn đi lẻ bởi nó tiết kiệm hơn rất nhiều. Khi đi bạn nên chủ động đổi tiền lẻ trước để dành sử dụng khi tới đây.
– Lựa chọn trang phục tới chùa cần trang nhã, đứng đắn và không quá thô tục.
– Ở đây xuất hiện rất nhiều những đối tượng là cò mồi mời chào câu kéo khách. Chính vì thế, bạn nên tránh tiếp xúc hoặc đi theo các đối tượng này để không gặp phải tình trạng chặt chém. Vé vào chùa Hương được niêm yết tại quầy ngay cổng khu du tích là 80.000/ người.
– Nếu bạn chỉ có một mình hoặc 2 người thì hãy đợi ghép đò và thỏa thuận giá trước khi đi để tránh tình trạng nhồi nhét hoặc tăng tiền đò nhé. Gía đò hiện tại của khu di tích là khoảng 35.000 đồng/ người.
– Không quên cảnh giác với những trò bói toán đỏ đen lừa đảo. Đây là những tệ nạn ở hầu hết các lễ hội. Nhiều kẻ gian lợi dụng thời điểm lễ hội để móc túi và trộm đồ của du khách. Chính vì thế, hãy tự cảnh giác các đối tượng này và bảo vệ tài sản của bản thân.
– Đặc sản ở chùa Hương là rau sắng chính vì thế nếu như bạn muốn mua hãy mua ở suối Yến giá cả sẽ hợp lý hơn nhé.
– Luôn bảo vệ môi trường, vứt rác đúng nơi quy định và giữ gìn vệ sinh chung.
– Không làm ồn hoặc nói lời khiếm nhã nơi cửa phật
Ẩm thực và đặc sản chùa Hương
Một số những món đặc sản của chùa Hương để bạn có thể thử thưởng thức như:
- Rau sắng: Món ăn này thường được sử dụng để nấu với thịt hoặc cá. Món ăn này mang lại hương vị đặc trưng. Tuy nhiên, giá của loại rau này khá cao do khó trồng và chăm sóc.
- Mơ: Ở các thung lũng hãy sườn núi được trồng rất nhiều loại cây này. Loại mơ này thường có quả nhỏ màu vàng xen chút hồng. Bên ngoài có lớp lông tơ phủ. Những quả mơ có vị chua nhẹ vừa có thể làm món giải nhiệt lại vừa có thể làm gia vị nấu canh chua.
- Chè Lam: Chè làm là một trong số những loại bánh ngon nổi tiếng được xem là đặc sản của Hà Nội. Bánh chè lam thường có vị ngọt, dẻo dẻo và hơi cay của gừng. Tất cả tạo nên một món bánh có vị ngon khó có thể cưỡng lại được.
- Bánh củ mài: Món bánh này có vị ngọt dịu và thường được bày bán theo từng túi nhỏ tiện lợi cho du khách mua về làm quà.
Kinh nghiệm chuẩn bị trước chuyến đi chùa Hương
1. Tìm hiểu về giá vé tham quan và đi đò
- Giá vé thăm quan thắng cảnh chùa Hương cho mỗi người đã được niêm yết là 80.000 đồng/ người. Giá vé này đã bao gồm giá vé vào và thăm quan của 21 điểm di tích.
- Vé đi đò: giá vé đò ở chùa Hương khác nhau tùy thuộc vào mỗi tuyến đò mà giá đò sẽ khác nhau. Tuyến Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Hương Tích sẽ là 50.000 đồng/ người/ chiều. Tuyến Tuyết Sơn – Long Vân là 35.000 đồng/ người.
- Vé đi cáp treo: giá vé đi cáp treo chùa Hương cụ thể:
Lộ trình | Người lớn | Trẻ em | Ưu tiên |
1 chiều | 120.000 đồng/ vé | 90.000 đồng/ vé | Miễn phí cho trẻ em cao dưới 1,1m, dưới 10 tuổi và các đối tượng thương binh hạng đặc biệt. |
Khứ hồi | 180.000 đồng/ vé | 120.000 đồng/ vé | |
Vào những ngày 23/11 (ngày di sản), 30/12 – 2/1 (Tết Nguyên Đán) và 15/4 (lễ Phật Đản) sẽ được miễn phí vé vào cổng |
2. Chuẩn bị đồ lễ
Khi đi lễ chùa việc chuẩn bị các món đồ cũng lễ là vô cùng quan trọng. Tốt nhất bạn nên chuẩn bị đồ lễ sẵn ở nhà để chủ động cũng như tiết kiệm tiền hơn. Bạn không nên chuẩn bị lễ mặn mà hãy dâng lễ ngọt như rượu cúng, hương, hoa quả, bánh kẹo, vàng mã và tiền lẻ. Trong trường hợp chưa chuẩn bị ở nhà trước thì bạn có thể lựa chọn mua ở khu vực suối Yến. Nếu đi vào tận bên trong mới mua thì giá cả sẽ bị đắt hơn nhiều.
3. Sức khỏe
Để đảm bảo cho quá trình hành hương khám phá chùa Hương thì bạn nên có một sức khỏe tốt cũng như tận dụng tối ưu thời gian của chuyến đi. Nếu sức khỏe không đủ đáp ứng bạn hãy lựa chọn lên chùa bằng cáp treo và đi xuống bằng đường bộ. Việc này sẽ giúp bạn có thể chiêm ngưỡng toàn bộ vẻ đẹp của khu di tích này.
4. Trang phục
- Khi tới chùa bạn nên lựa chọn những bộ trang phục kín đáo. Những bộ trang phục không nên quá bó để vừa không gây phản cảm lại vừa có thể dễ dàng đi lại hoạt động.
- Luôn mang theo dù để phòng khi trời mưa hoặc quá nắng. Nếu không muốn vướng víu vạn có thể đội mũ thay cho dù.
- Tới hành hương ở chùa Hương bạn sẽ cần phải di chuyển nhiều vì thế hãy thay thế giày cao gót bằng những đôi giày đế mềm hoặc giày thể thao để thuận tiện cho việc đi lại.
5. Đồ ăn và nước uống
Mặc dù ở chùa Hương có bán các loại đồ ăn để phục vụ cho hành trình khám phá chùa Hương của du khách nhưng tốt nhất bạn vẫn nên chuẩn bị sẵn nước uống và đồ ăn nhẹ từ ở nhà. Điều này cũng giúp bạn tránh được tình trạng bị các hàng quán ven đường tăng giá các sản phẩm đồ ăn và nước uống.
Bài viết bạn vừa đọc là những chia sẻ của LuxTour về du lịch Chùa Hương. Hy vọng những gì chúng tôi chia sẻ sẽ có ích cho chuyến du lịch của bạn về với quần thể tâm linh ngay gần Hà Nội này. Nếu thấy bài viết này hay và có ích hãy lưu lại ngay nhé. Bạn đang cần được tư vấn hoặc hỗ trợ các dịch vụ du lịch. Đừng ngần ngại để lại thông tin hoặc liên hệ hotline của LuxTour để được hỗ trợ và tư vấn ngay hôm nay!
Thông tin liên hệ:
Hotline: 0372.667.666
Email: info@luxtour.com.vn
Website: https://luxtour.com.vn
Địa chỉ: 203 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tôi là Nguyễn Thanh Hằng, một cô gái đam mê du lịch. Cũng chính từ sở thích ấy mà tôi bén duyên với ngành Quản trị Du lịch tại Đại học Công nghiệp Hà Nội. Trong suốt những năm tháng học tập và làm việc tôi nhận thấy rằng thứ tôi muốn thấy nhiều hơn cả chính là nụ cười từ sự hài lòng của khách hàng. Làm việc trong lĩnh vực du lịch – team building, đối mặt với những yêu cầu từ đơn giản đến phức tạp, khiến tôi hiểu ra rằng việc mang đến những dịch vụ hoàn hảo từ những chi tiết nhỏ nhất thực sự rất quan trọng. Đây cũng chính là kim chỉ nam mà tôi luôn mang theo bên mình cho đến tận bây giờ. Và tôi tin rằng mỗi khách hàng khi bỏ tiền ra đều xứng đáng nhận được “Dịch vụ tốt nhất”. Hy vọng rằng những chia sẻ của tôi đã đem đến những thông du lịch hữu ích cho độc giả.