Điểm cực Bắc của nước ta là một phần rất quan trọng trong công cuộc khẳng định chủ quyền nước nhà. Nhưng đây cũng là thông tin mà rất nhiều người vẫn chưa biết nơi này ở đâu. Vậy hãy để Luxtour cùng bạn tìm hiểu về điểm cực Bắc nơi địa đầu tổ quốc nhé.
Đừng bỏ lỡ: Gợi ý 30 địa điểm du lịch Hà Giang được yêu thích nhất
Tư vấn chương trình sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0372.667.666
Mục lục
Điểm cực Bắc của nước ta thuộc tỉnh nào?
Là một trong 6 điểm cực của đất nước, điểm cực bắc được đánh dấu là cột cờ Lũng Cú nằm trên đỉnh ngọn núi Rồng (Long Sơn) thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang độ cao trên mặt nước biển khoảng 1470 m. Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng núi Đông Bắc Bộ. Phía đông tiếp giáp với tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp với Lào Cai và Yên Bái, phía Nam giáp với tỉnh Tuyên Quang và Phía Bắc giáp với địa phận Trung Quốc tại châu tự trị dân tộc Choang và Miêu Văn Sơn trực thuộc tỉnh Vân Nam và cấp thị Bách Sắc thuộc vào khu vực tự trị của dân tộc Choang tại Quảng Tây, Trung Quốc.
Nằm cách Hà Nội khoảng hơn 320km địa hình tỉnh Hà Giang được đánh giá là khá phức tạp với núi cao và hệ thống sông suối dày đặc. Vì vậy ở đây có rất nhiều cung đường khúc cua tay áo điển hình với hình dạng một bên dựa vào núi một bên là vực thẳm sông sâu vô cùng nguy hiểm. Nơi đây được chia thành 3 vùng theo đặc điểm địa hình bao gồm vùng núi có độ dốc lớn, vùng thung lũng, vùng sông suối. Địa hình của tỉnh Hà Giang khá phức tạp, có nhiều ngọn núi đá cao và sông suối, có thể chia làm 3 vùng.
Vùng cao núi đá phía bắc nằm sát chí tuyến bắc, có độ dốc khá lớn, thung lũng và sông suối bị chia cắt nhiều. Nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm nhưng do địa hình cao nên khí hậu Hà Giang mang nhiều sắc thái ôn đới. Vùng cao núi đất phía tây thuộc khối núi thượng nguồn sông Chảy, sườn núi dốc, đèo cao, thung lũng và lòng suối hẹp. Vùng thấp trong tỉnh gồm vùng đồi núi, thung lũng sông Lô và Thành phố Hà Giang.
Với địa hình cao nên khí hậu nơi đây quanh năm mang sắc thái ôn đới, mát mẻ quanh năm. Hiện nay tỉnh Hà Giang có 11 đơn vị hành chính với 1 đơn vị cấp thành phố và 10 đơn vị cấp huyện. Người dân sinh sống ở đây đa phần đều là người dân tộc Mông.
Tạo độ chuẩn điểm cực Bắc Việt Nam
Các điểm cực của Việt Nam là các địa điểm có tọa độ xa nhất về phía Bắc, Nam, Đông và Tây của Việt Nam khi so với bất kỳ vị trí nào khác trên lãnh thổ của đất nước, và là các địa điểm có độ cao cao nhất và thấp nhất của Việt Nam. Trên thực tế thì có khá nhiều người Việt Nam đến nay vẫn chưa biết rõ về các điểm cực. Vậy điểm cực Bắc Việt Nam ở đâu, có tọa độ bao nhiêu? Điểm cực Bắc Việt Nam là điểm có tọa độ xa nhất về phía Bắc của lãnh thổ nước ta. Điểm cực Bắc của Việt Nam có tọa độ 23,392505°B – 105,32324°Đ tương đương với tọa độ 23°23′33″B – 105°19′23,7″Đ, giáp ranh với tỉnh Vân Nam – Trung Quốc.
Thông tin về điểm cực Bắc – Cột cờ Lũng Cú
Xã lũng Cú là một xã thuộc huyện Đồng Văn Hà Giang. Đỉnh Lũng hay còn gọi là đỉnh núi Rồng (Long Sơn) có độ cao khoảng 1.470 m so với mực nước biển. Và tên của dãy núi cũng gắn liền với rất nhiều truyền thuyết được nhiều người dân ngày nay kể lại. Lũng Cú theo tiếng H’mông có nghĩa là Long Cư là đất thiêng nơi rồng cư ngụ.
Ngoài ra, còn có một truyền thuyết gắn liền với những năm tháng oanh liệt của dân tộc ta. Đó là vào thời vua Quang Trung ông đã cho đặt một chiếc trống rất lớn tại đỉnh Lũng Cú sau khi đại thắng quân xâm lược phương Bắc. Cứ mỗi một canh giờ ông lại cho quân đánh ba hồi trống. Tiếng trống vang xa vọng qua biên biên giới như ngầm khẳng định chủ quyền đất nước của chúng ta. Về sau, khi có vấn đề gì ở biên giới là tiếng trống đó lại vang xa để triệu hồi lòng yêu nước của dân tộc. Và Lũng Cú còn có nghĩa là Long Cổ tức trống của vua.
Cột cờ Lũng Cú được xem như là cột cờ Quốc gia. Đỉnh Lũng Cú là nơi có cột cờ Lũng Cú thiêng liêng tọa lạc. Nơi đây thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, nơi Đài vọng cảnh cực Bắc Việt Nam, cách cực Bắc Việt Nam khoảng 3,3 km theo đường thẳng. Từ trên đỉnh cột cờ nhìn xuống đất có 2 ao nước hai bên núi quanh năm không bao giờ cạn nước được gọi là mắt rồng, là nguồn nước cho người dân tộc hai bản sử dụng. Cột cờ Lũng Cú được xây dựng đầu tiên từ thời Lý Thường Kiệt, ban đầu cột cờ chỉ làm bằng cây sa mộc. Cột được xây dựng lại từ thời Pháp thuộc năm 1887.
Những năm sau đó như 1992, 2000 và đặc biệt năm 2002 cột cờ tiếp tục được trùng tu, xây dựng lại nhiều lần với kích thước, quy mô lớn dần theo thời gian, trong đó năm 2002 cột cờ được dựng với độ cao khoảng 20m, chân và bệ cột có hình lục lăng và dưới chân cột là 6 phù điêu họa tiết bề mặt trống đồng Đông Sơn. Trên đỉnh cột là cán cờ cao 9m cắm quốc kỳ Việt Nam có chiều dài 9m, chiều rộng 6m và tổng diện tích rộng 54m2, tượng trưng cho 54 dân tộc cùng chung sống trên đất nước Việt Nam.
Sau đó, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang đã có văn bản chỉ đạo UBND huyện Đồng Văn tiến hành tháo dỡ cột cờ Lũng Cú cũ và tiến hành trùng tu, tôn tạo và xây dựng mới. Theo thiết kế cột cờ mới được xây dựng với chiều cao 33,15m (hơn cột cờ cũ 10m) trong đó phần chân của cột cao 20,25m, đường kính ngoài thân cột rộng 3,8m. Kiểu dáng bát giác của cột cờ khá gần với kiểu chân cột cờ Hà Nội.
Chân và bệ cột cờ có 8 mặt phù điêu bằng đá xanh mô phỏng hoa văn mặt của trống đồng Đông Sơn và những họa tiết minh họa các giai đoạn qua từng thời kỳ lịch sử của đất nước, cũng như con người, tập quán của các dân tộc ở Hà Giang. Thân cột cờ có cầu thang bộ đi lên đỉnh.
Trên đỉnh cột là quốc kỳ Việt Nam với cán cờ cao 12,9m và lá cờ, cũng tương tự như những lá cờ sử dụng trước đó, có diện tích 54m2. Đường lên Cột cờ Quốc gia Lũng Cú là 839 bậc thang, chia làm 3 chặng. Giữa các chặng có nhà chờ để khách du lịch dừng chân nghỉ ngơi và ngắm cảnh. Nhìn từ phía dưới lên, cột cờ Lũng Cú sừng sững trên đỉnh núi cao, lá cờ sao vàng tung bay trong gió. Hàng năm nơi đây đón hàng nghìn lượt khách đến tham quan, tìm hiểu lịch sử và ý nghĩa địa danh này.
Những lưu ý khi đến thăm Cực Bắc
Khí hậu tại Điểm Cực Bắc Việt Nam khá ôn hòa, mỗi mùa mỗi vẻ đều đem đến cho du khách những trải nghiệm độc đáo và vô cùng khác lạ. Mỗi mùa trong năm, thiên nhiên lại ưu ái cho nơi đây những sản vật vô cùng độc đáo với những sắc màu rực rỡ của muôn loài hoa.
- Bạn không nên đến điểm cực Bắc vào mùa mưa hoặc khi trời quá lạnh bởi khi đó đường sẽ khá trơn trượt sẽ khá là nguy hiểm. Mùa đông khoảng tháng 12 đến tháng 1 là lúc Lũng Cú lạnh nhất những đợt khí lạnh dưới 0 độ khiến nơi đây chìm trong băng giá, rét buốt.
- Mùa xuân thời điểm này Lũng Cú đã qua mùa lạnh mùa mưa trời cũng chưa tới mùa mưa đường đi khô ráo sẽ thuận lợi cho bạn
- Mùa Thu: Tháng 9 đến tháng 11 là lúc điểm cực Bắc đã qua mùa mưa và mùa Đông thì chưa tới. Thời tiết mát mẻ, có nắng, không khí dễ chịu. Mùa Thu cũng là mùa lúa chín trên cánh đồng dưới chân núi ở cột cờ một màu vàng óng lấp lánh thật tuyệt vời.
- Quần áo để mặc đi phượt: Quần áo dài tay, co giãn, thoải mái, dễ vận động, che chắn cơ thể tránh côn trùng, rắn rết. Áo giữ ấm phòng trừ lạnh.
- Giày leo núi chuyên biệt, độ bám vào các vách đá cao. Giày vừa chân, thoải mái, có độ đàn hồi, chống nước, thoáng mồ hôi
- Đồ bảo hộ: Găng tay, mũ, bọc đệm khủy tay, đầu gối.
- Đồ leo núi: Dây thừng, gậy leo núi, móc bám vào đá …
- Đồ ăn: Đồ ăn nhẹ, đồ ăn liền, đồ ăn trưa, nước uống.
- Thuốc thông thường: Cảm cúm, sốt, băng gạc, thuốc sát trùng.
- Các loại kem bôi chống côn trùng.
Tư vấn chương trình sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0372.667.666
Trên đây là những thông tin chúng tôi muốn chia sẻ để bạn có thể hiểu thêm về địa danh Lũng Cú , điểm cực Bắc của Việt Nam. Nếu bạn muốn một lần đặt chân đến nơi địa đầu của Tổ quốc thì hãy chuẩn bị hành trang du lịch thật kỹ cho mình để có thể vượt qua những cung đường đèo hùng vĩ nhưng không kém phần nguy hiểm của mảnh đất Hà Giang nhé.
Bên cạnh đó, hiện nay, Luxtour đang có rất nhiều chương trình ưu đãi cho du khách đặt tour du lịch Hà Giang. Nếu bạn vẫn đang tìm một đơn vị uy tín để tư vấn về tour du lịch, liên hệ ngay với Luxtour để được hỗ trợ một cách nhiệt tình và chu đáo nhất.
Thông tin liên hệ:
Hotline: 0372.667.666
Email: info@luxtour.com.vn
Website: https://luxtour.com.vn
Địa chỉ: 203 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tôi là Nguyễn Thanh Hằng, một cô gái đam mê du lịch. Cũng chính từ sở thích ấy mà tôi bén duyên với ngành Quản trị Du lịch tại Đại học Công nghiệp Hà Nội. Trong suốt những năm tháng học tập và làm việc tôi nhận thấy rằng thứ tôi muốn thấy nhiều hơn cả chính là nụ cười từ sự hài lòng của khách hàng. Làm việc trong lĩnh vực du lịch – team building, đối mặt với những yêu cầu từ đơn giản đến phức tạp, khiến tôi hiểu ra rằng việc mang đến những dịch vụ hoàn hảo từ những chi tiết nhỏ nhất thực sự rất quan trọng. Đây cũng chính là kim chỉ nam mà tôi luôn mang theo bên mình cho đến tận bây giờ. Và tôi tin rằng mỗi khách hàng khi bỏ tiền ra đều xứng đáng nhận được “Dịch vụ tốt nhất”. Hy vọng rằng những chia sẻ của tôi đã đem đến những thông du lịch hữu ích cho độc giả.