Bản Tả Phìn Sapa ẩn hiện trong núi rừng Tây Bắc với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, với nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Đến Tả Phìn, hòa mình vào không gian yên bình của làng quê Bắc Bộ, du khách sẽ dễ dàng cảm nhận hết cái tình mà đất và người nơi đây dành cho những vị khách có dịp ghé ngang nơi đây. Cùng Luxtour lưu lại kinh nghiệm du lịch Bản Tả Phìn để có một chuyến đi ý nghĩa nhé!
Tư vấn chương trình sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0372.667.666
Mục lục
Giới thiệu bản Tả Phìn
Bản Tả Phìn thuộc xã Tả Phìn nằm về phía bắc của thị xã Sa Pa. Tổng diện tích của cả bản là 27,08 km2, tuy nhiên dân cư sinh sống ở đây rất thưa thớt, mật độ dân số chỉ đạt 118 người/km2. Nơi đây là khu vực sinh sống chủ yếu của người dân tộc Dao và một số ít người dân tộc H’Mông.
Bản Tả Phìn nằm cách xa khu vực trung tâm thị trấn khoảng 12km, lại có nhiều đèo dốc khó đi nên nơi đây ít được du khách lựa chọn trong chuyến đi ngắn ngày. Có lẽ vì thế mà vẫn hay được ví như như một cô gái sống nội tâm, không có nhiều người biết đến cô gái nhỏ này, thế nhưng sự ẩn mình đó chẳng thể giấu nổi vẻ đẹp của một thiên nhiên được trời phú. Thay vào đó, Bản Tả Phìn lại là địa điểm yêu thích của những bạn nào thích hình thức du lịch phượt, các tour trekking.
Hướng dẫn đường đi
Hướng dẫn di chuyển đến Sapa
Từ Hà Nội, khi di chuyển bằng xe máy đến Sapa, du khách có thể lựa chọn 1 trong 2 cung đường sau:
- Cung đường 1: (Đi theo hướng Lào Cai) Hà Nội – Vĩnh Phúc – Việt Trì – Phong Châu – Đoan Hùng – Yên Bái – Lào Cai – Sapa. Tổng quãng đường đi khoảng 360km.
- Cung đường 2: (Đi theo hướng Lai Châu) Hà Nội – Hòa Lạc- Sơn Tây – Thanh Sơn – Dọc QL32 – Sapa. Tổng quãng đường đi khoảng hơn 420km.
Đây là 2 cung đường thuận lợi và dễ đi nhất. Tuy nhiên, đa phần quãng đường vẫn là đèo, dốc, hai bên là núi đá và vực thẳm. Do đó, du khách nếu tự túc di chuyển cần chú ý kiểm soát tốc độ, quan sát khi di chuyển.
Một số loại phương tiện mà du khách có thể lựa chọn để di chuyển từ Hà Nội đến Sapa như: Phương tiện cá nhân, xe khách, tàu hỏa, xe du lịch. Tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích mà mỗi người sẽ có sự lựa chọn phương tiện khác nhau.
Hướng dẫn di chuyển đến Tả Phìn
Xuất phát từ trung tâm thị trấn Sapa, bạn sẽ chạy theo tuyến quốc lộ 4D, đi một đoạn đường 5K thì rẽ trái để tới cổng bán vé vào Bản Tả Phìn. Từ đây, tiếp tục đi thêm khoảng 7km sẽ đến khu vực đầu bản. Quãng đường 12km tuy không quá dài, nhưng có khá nhiều đèo, dốc cao nên việc di chuyển cũng gây nhiều khó khăn đối với nhiều du khách.
Thời điểm thích hợp du lịch bản Tả Phìn
Với Bản Tả Phìn, mỗi mùa, nơi đây lại như khoác lên mình một chiếc áo mới, lúc thì rực rỡ sắc màu hoa xuân, lúc thì thuần khiết của mùa nước đổ, lúc lại lãng mạn, nên thơ hóa công nương trong mùa lúa vàng, khi lại cô đơn, lạnh lẽo và bí ẩn chẳng thể chạm vào.
1. Mùa xuân
Bản Tả Phìn vào mùa xuân là một trong những thời khắc rực rỡ, căng tràn sức sống nhất. Bản Tả Phìn Sapa vào mùa xuân lại khiến du khách yêu thích hơn bởi sắc hoa rực rỡ khắp các tuyến phố, dọc khắp bản làng Tả Phìn. Các lễ hội được tổ chức cũng phần lớn diễn ra trong thời điểm này.
2. Mùa hè
Nằm ngay dưới chân núi Hoàng Liên Sơn, Bản Tả Phìn có không khí cực kỳ mát mẻ ngay cả những ngày nóng nhất trong tháng. Không chỉ vậy, Bản Tả Phìn vào mùa này mang một nét đẹp đặc biệt với ruộng bậc thang vào mùa nước đổ. Vào độ tháng 4 – tháng 5, người dân bắt đầu dẫn nước vào ruộng cho mùa vụ mới. Một cảnh tượng khác lạ của ruộng bậc thang khi ngắm từ trên cao sẽ để lại cho bạn những bức ảnh siêu thực.
3. Mùa thu
Mùa thu, cả bản làng Tả Phìn được bao phủ bởi một màu vàng óng ánh khi lúa đến mùa thu hoạch. Mùi thơm của lúa chín hòa quyền với khí trời se lạnh khiến Tả Phìn mùa này như một nàng thơ quyến rũ giữa núi rừng Sapa.
4. Mùa đông
Mùa đông ở Tả Phìn lạnh lẽo, giá buốt nhưng vẫn cuốn hút đến lạ kỳ. Ghé thăm Tả Phìn trong khoảng cuối tháng 12, du khách còn có cơ hội được ngắm tuyết rơi như đang đứng giữa trời Âu.
Trải nghiệm thú vị tại bản Tả Phìn
1. Khám phá làng nghề thổ cẩm truyền thống
Đặt chân đến Bản Tả Phìn, du khách sẽ bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ Dao thân thiện. Đi bộ dọc theo những con đường bản làng, du khách sẽ đến các ngôi nhà bản địa, nơi có đặt các khung cửi và có chị em phụ nữ, các bà các mẹ đang mải miết ngồi se lanh, dệt vải.
Bản Tả Phìn là một trong số ít những bàn làng còn giữ được bản sắc của làng nghề dệt vải thổ cẩm thủ công. Các sản phẩm được tạo ra từ bàn tay khéo léo, sự tỉ mỉ và tận tâm của người thợ thủ công lâu năm, mang giá trị thẩm mỹ cao. Bạn có thể mua ủng hộ người dân những món đồ nhỏ xinh với giá bình dân như balo, túi xách, ví, khăn, mũ, móc treo,…
Đối với người dân nơi đây, sản phẩm thủ công được làm từ thổ cẩm mang đến một ý nghĩa rất lớn, không chỉ được dùng phục vụ cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, mà còn là của hồi môn, kỷ vật tình yêu trong ngày cưới của dân tộc Dao. Chính vì vậy, bạn sẽ thấy, những người phụ nữ nơi đây chân quý loại vải này như thế nào, nhất là những tấm vải đẹp, chỉ được dùng trong dịp quan trọng như lễ hội lớn.
2. Tắm lá thuốc người Dao
Bước chân đến Sapa, nếu bạn để ý quan sát các biển hiệu của những cửa hàng ngành dịch vụ sẽ thấy quảng cáo nhiều đến loại hình tắm, xông hơi lá thuốc của người Dao đỏ. Đây là một phương thức tắm lá thuốc bắt nguồn từ bộ phận người dân tộc Dao sinh sống tại Bản Tả Phìn. Thường thì vào mùa đông, người dân trong bản sẽ đi lên rừng tìm và hái các loại lá thuốc để mang về nấu tắm.
Trong bài thuốc của người Dao có sử dụng từ 10 đến 100 loại thảo dược khác nhau. Với những loại phổ biến, người dân sẽ dùng lá tươi, tuy nhiên có một số loại lá chỉ mọc theo mùa thì người dân sẽ thu hoạch về và phơi khô để tích trữ dùng dần. Nước lá sau khi đun đạt yêu cầu sẽ đổ vào trong một thùng gỗ tròn lớn và cùng nước lạnh để nhiệt độ phù hợp.
Du khách sẽ ngâm mình trong bồn gỗ tròn đựng nước lá thuốc trong khoảng 15 – 20 phút, không nên ngâm quá lâu bởi sẽ có thể gây ra cảm giác nôn nao như bị say sóng. Thực chất, phong tục này bắt nguồn từ cách chăm sóc phụ nữ sau sinh của người Dao. Họ sử dụng loại nước này để cho phụ nữ sau sinh ngâm mình để giúp lưu thông khí huyết, hỗ trợ phục hồi sức khỏe nhanh hơn.
Tuy nhiên, nhờ những công dụng tuyệt vời, bài thuốc lá tắm này nhanh chóng trở thành một nét đẹp dịch vụ trong ngành du lịch Sapa nói chung và khi du khách đến Bản Tả Phìn nói riêng. Đến đây, du khách hãy dành thời gian buổi chiều tối để thư giãn trong bồn gỗ tròn đổ đầy nước lá thuốc trong những ngày di chuyển mệt mỏi. Một số hiệu quả của tắm lá thuốc người Dao đỏ mang lại như:
- Hỗ trợ điều trị phong thấp
- Giúp giảm đau nhức xương khớp
- Giảm nhanh chóng tình trạng tê bì tay chân, mỏi cơ, đau cơ
- Giúp giải cảm, giải tỏa căng thẳng, stress
3. Khám phá nét đẹp văn hóa trong các lễ hội Bản Tả Phìn
Bên cạnh đó, Bản Tả Phìn là nơi sở hữu rất nhiều lễ hội lớn của Sapa. Đây chính là nơi phù hợp cho những du khách thích du lịch trải nghiệm văn hóa, phong tục tập quán dân tộc thiểu số. Vào đầu tháng Giêng hàng năm, Bản Tả Phìn sẽ tổ chức lễ hội Giao duyên. Tham dự lễ hội bạn sẽ được trải nghiệm những nét văn hóa đặc trưng của người Dao đỏ, xem các tiết mục văn nghệ đặc sắc với màn hát hội giao duyên của các nam thanh nữ tú. Ngoài ra, lễ hội có có nhiều trò chơi thú vị như: Thi leo cột lấy quà, thi đi cầu tre qua suối, thi chạy leo núi,…
Ngoài ra, Bản Tả Phìn cũng có những lễ hội khác như: Lễ ăn thề, Lễ cúng giải hạn, lệ hội Gầu Tào.
Tư vấn chương trình sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0372.667.666
Bản Tả Phìn có gì đẹp?
1. Hang động Tả Phìn
Hang động Tả Phìn nằm cách trụ sở UBND xã Tả Phìn chỉ 1km về phía Bắc, nơi đây có một dãy núi đã vôi nằm tại một nhánh của dãy Hoàng Liên Sơn. Đi vào dãy núi, du khách sẽ thấy một cửa hang lớn với chiều cao khoảng 5m, chiều rộng khoảng 3m đi xuyên vào trong lòng đất. Đó chính là hang động Tả Phìn. Đi sâu vào trong, khách du lịch có thể nhìn thấy các tảng đá mang đủ hình thù khác nhau như thiếu phụ bồng con, các nàng tiên hay mâm xôi khổng lồ…
2. Tu viện Tả Phìn
Tu viện Tả Phìn Sapa từng là nơi cư trú của 12 nữ tu sĩ, được xây dựng từ năm 1942 với kiến trúc dạng lâu đài phong cách Châu Âu cổ kính. Tòa nhà cổ gồm có 3 tầng, đã bị bỏ hoang từ lâu. Xung quanh tu viện đã bị rêu phong mọc dày, che phủ lên những bức tường gạch, tạo ra một cảm giác cực kỳ ma mị, huyền bí.
Bạn có biết: Tu viện Bản Tả Phìn cùng những bí ẩn chưa được khám phá
3. Ruộng bậc thang
Ngắm ruộng bậc thang ở Bản Tả Phìn đẹp nhất là vào tháng 5 – tháng 9. Các thửa ruộng bậc thang ở đây thoai thoải, không quá cao nên du khách có thể leo lên và đứng giữa đồi để chụp ảnh.
4. Nhà cộng đồng bản Tả Phìn
Nhà cộng đồng bản Tả Phìn Sapa được xây dựng theo kiến trúc của chiếc khăn đỏ truyền thống của người phụ nữ Dao. Đây là điểm du lịch mới, nơi diễn ra nhiều hoạt động liên quan đến tìm hiểu và giữ gìn các phong tục tập quán và nghề truyền thống.
5. Cầu Mây
Cầu Mây là cây cầu vắt qua con suối Mường Hoa, được tạo ra từ những sợi mây đan chắc chắn với nhau. Đây là cây cầu sống ảo quen thuộc của giới trẻ mỗi khi đến bản Tả Phìn.
Homestay bản Tả Phìn
1. Heavenly Homestay
Heavenly Homestay tọa lạc tại trung tâm bản Tả Phìn Sapa, được thiết kế hoàn toàn bằng gỗ Pơ Mu cao cấp. Do nằm tại vị trí đắc địa, từ Sapa Heavenly, du khách khi nghỉ dưỡng tại đây có thể ngắm nhìn toàn cảnh bản Tả Phìn qua ô cửa sổ nhỏ. Đến với Sapa Heavenly, ngoài được nghỉ dưỡng trong một không gian thoáng đãng, hòa hợp với thiên nhiên, du khách còn được phục vụ tại phòng với nội thất và các tiện ích cần thiết. Đồng thời, du khách sẽ được trải nghiệm các hoạt động du lịch thú vị cùng người dân bản địa như: đốt lửa trại, nướng đồ ăn, cấy lúa, trồng rau,…
2. Ta May Homestay
Tọa lạc tại lưng chừng núi, Ta May Homestay sở hữu sân hiên lớn với bể bơm được xây dựng theo phong cách cổ điện của người dân tộc Dao.
Du khách đến với Ta May Homestay sẽ được nghỉ dưỡng tại một không gian không quá sang trọng nhưng đầy đủ tiện ích để du khách có thể thoải mái nghỉ ngơi. Đồng thời, khi lưu trú tại Ta May Homestay, du khách còn được sử dụng các dịch vụ đi kèm khác như dùng bữa tại nhà hàng của Ta May Homestay, tự nấu ăn tại khu bếp chung,…Chủ homestay nhiệt tình, hiếu khách. Do đó, du khách khi lưu trú tại đây sẽ cảm thấy thoải mái như đang ở trong chính ngôi nhà của mình.
Chi phí tham quan bản Tả Phìn
1. Chi phí di chuyển
Chi phí di chuyển đến Sapa
- Xe máy: khoảng 300.000 VNĐ (xăng xe)
- Xe ô tô riêng: khoảng 1.000.000 VNĐ (xăng xe, phí cầu đường)
- Xe khách: khoảng 250.000 VNĐ/vé/chiều
- Xe du lịch: khoảng 4.000.000 VNĐ/xe 16 chỗ
Chi phí di chuyển đến bản Tả Phìn
- Thuê xe máy: từ 150.000 VNĐ/xe/ngày
- Xe ôm: 120.000 VNĐ – 150.000 VNĐ/lượt
- Xe taxi: 300.000 – 500.000 đồng/ xe 4 chỗ – xe 7 chỗ
2. Chi phí tham quan
Hiện nay, bản Cát Cát đã được quy hoạch và phát triển thành khu du lịch cộng đồng, được đầu tư và quản lý bài bản nên nơi đây có thu phí vào cổng tham quan như sau:
- Người lớn: 40.000 VNĐ/người
- Trẻ em: 20.000 VNĐ/người
3. Chi phí lưu trú
Chi phí lưu trú tại các homestay ở bản Tả Phìn được đánh giá là ở mức bình dân, phù hợp với túi tiền của đa số du khách, trung bình khoảng 200.000 VNĐ/đêm.
4. Chi phí ăn uống
Chi phí ăn uống phụ thuộc vào nhu cầu và thời gian tham quan của mỗi người. Với chuyến du lịch bản Tả Phìn khoảng 2 ngày 1 đêm, chi phí ăn uống chỉ khoảng 700.000 VNĐ/người.
Tư vấn chương trình sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0372.667.666
Gợi ý tour du lịch bản Tả Phìn
Tour du lịch Sapa – Tả Phìn 4 ngày 3 đêm
NGÀY 1: HÀ NỘI – THỊ TRẤN SAPA – HÀM RỒNG (ĂN: TRƯA, TỐI)
06h00: Xe và HDV của Công ty LUXTOUR đón quý khách tại điểm hẹn, khởi hành đến SAPA. Trên đường di chuyển đoàn khách dừng chân nghỉ ngơi ăn sáng (chi phí tự túc).
12h00: Đến Sapa, quý khách nhận phòng, ăn trưa và nghỉ ngơi.
14h00: Hướng dẫn viên đưa quý khách đi tham quan công viên núi Hàm Rồng. Tại đây, quý khách được tham quan và trải nghiệm nhiều hoạt động hấp dẫn:
- Vườn Lan Đông Dương, cổng Trời, Sân Mây.
- Thưởng thức chương trình ca nhạc dân tộc trên núi Hàm Rồng.
- Giao lưu với người dân tộc bản địa, chụp hình lưu niệm.
18h00: Quay về khách sạn tắm rửa, nghỉ ngơi.
19h00: Quý khách dùng bữa tối tại nhà hàng của khách sạn.
20h00: Quý khách tự do dạo chơi, chụp hình với Nhà thờ Đá Sapa, chợ tình Sapa (vào tối thứ 7 và chủ nhật hàng tuần),….và thưởng thức những món ăn đặc sản nướng uống cùng rượu San Lùng nổi tiếng,…
22h00: Nghỉ đêm tại khách sạn Sapa.
NGÀY 2: SAPA – FANSIPAN – BẢN CÁT CÁT (ĂN: SÁNG, TRƯA, TỐI)
- 6h00: Đoàn dậy sớm ăn sáng tại khu vực nhà hàng của khách sạn.
- 07h00: Đoàn khởi hành tham quan và chinh phục đỉnh Fansipan
- 12h00: Ăn trưa tại nhà hàng.
- 14h00: HDV đưa Quý khách đi thăm bản Cát Cát tìm hiểu đời sống sinh hoạt của người đồng bào dân tộc H’mông, thăm thác Tiên Sa.
- 16h00: Quay lại thị trấn Sapa. Về đến nơi, du khách có thể nghỉ ngơi, tham quan tự do hoặc trải nghiệm tắm lá thuốc Dao đỏ để thư giãn sau một ngày thăm quan để thư giãn và hồi phục sức khỏe (phí tự túc).
- 18h00: Quý khách ăn tối tại nhà hàng của khách sạn với các món ăn đặc sản Tây Bắc núi rừng như: Lợn rừng, rau rừng,…
- 20h00: Sau khi dùng bữa tối xong, quý khách có thể thăm quan chợ Tình Sapa và mua những thức quà đặc sản ở chợ đêm Sapa.
NGÀY 3: CỔNG TRỜI – THÁC BẠC – THÁC TÌNH YÊU – LAO CHẢI – TẢ VAN (ĂN: SÁNG, TRƯA, TỐI)
- 6h30: Đoàn dậy sớm ăn sáng tại khu vực nhà hàng của khách sạn.
- 7h00: Xe và hướng dẫn viên đưa đoàn di chuyển đến Cổng Trời để tham quan.
- 9h00: Quý khách tiếp tục di chuyển đến Thác Bạc – nơi thượng nguồn của dòng suối Mường Hoa để tham quan, chụp hình lưu niệm.
- 10h00: Quý khách di chuyển đến Thác Tình Yêu. Thác có độ cao 1800 mét so với mặt nước biển, nằm sâu trong khu vực của vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn. Từ trên cao nhìn xuống, thác Tình Yêu như một tấm lụa đào lung linh dưới ánh nắng mặt trời. Dưới dòng nước là những con cá vẩy bạc lấp lánh, tung tăng bơi lội thành đàn trong làn nước trong vắt, mát rượi.
- 11h00: Xe đưa đoàn quay lại khách sạn ăn trưa và nghỉ ngơi.
- 14h30: Xe và hướng dẫn viên đưa quý khách đến với Bản Lao Chải, cách thị trấn Sapa 7km để tham quan, khám phá ngôi làng cổ của người Mông Đen. Đến bản Lao Chải, du khách sẽ được hòa mình trong âm sắc của thiên nhiên với những thửa ruộng bậc thang chín vàng óng ả. Bên cạnh đó, quý khách sẽ được khám phá những nét văn hóa bản sắc dân tộc truyền thống vô cùng đặc sắc của người Mông Đen
- 17h00: Quý khách trở lại khách sạn tắm rửa, nghỉ ngơi
- 19h00: Quý khách dùng bữa tối, sau đó tự do tham quan thị trấn Sapa và nghỉ ngơi.
NGÀY 4: BẢN TẢ PHÌN – HÀ NỘI (ĂN: SÁNG, TRƯA)
- 6h30: Quý khách thức dậy sớm, dùng bữa tại nhà hàng của khách sạn, sau đó làm thủ tục trả phòng.
- 7h30: Đoàn lên xe di chuyển đến bản Tả Phìn Sapa tham quan, khám phá văn hóa, phong tục tập quán người Dao Đỏ. Ngoài ra, đến bản Tả Phìn, quý khách cũng có thể ghé thăm hang động Tả Phìn ngay gần đó. Trong hang có nhiều thạch nhũ đá vôi với nhiều hình dạng khác nhau rất kỹ vĩ và sinh động.
- 11h00: Quý khách ăn trưa tại nhà hàng, tranh thủ mua sắm đặc sản địa phương về làm quà cho người thân, bạn bè.
- 15h30: Lên xe quay về Hà Nội
- 21h00: Đoàn về tới Hà Nội, Kết thúc chương trình Tour du lịch Hà Nội Sapa 4 ngày 3 đêm, hướng dẫn viên chào tạm biệt và hẹn gặp lại quý khách trong những hành trình sau.
Đừng bỏ lỡ: Top 30 địa điểm du lịch Sapa tuyệt đẹp được yêu thích nhất 2024
Tư vấn chương trình sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0372.667.666
Trên đây là toàn bộ thông tin về kinh nghiệm du lịch bản Tả Phìn mà Luxtour đã tổng hợp được dựa trên những chia sẻ của du khách đã từng trải nghiệm du lịch du lịch Tả Phìn tự túc. Những thông tin này vô cùng hữu ích và chắc chắn sẽ có ích cho bạn trong việc xây dựng kế hoạch cho chuyến du lịch bản Tả Phìn sắp tới.
Ngoài ra, nếu du khách không có nhiều thời gian để tự xây dựng lịch trình, lên kế hoạch du lịch, hãy liên hệ với Luxtour để được tư vấn tour du lịch bản Tả Phìn với mức giá ưu đãi nhất!
Thông tin liên hệ:
Hotline: 0372.667.666
Email: info@luxtour.com.vn
Website: https://luxtour.com.vn
Địa chỉ: 203 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tôi là Nguyễn Thanh Hằng, một cô gái đam mê du lịch. Cũng chính từ sở thích ấy mà tôi bén duyên với ngành Quản trị Du lịch tại Đại học Công nghiệp Hà Nội. Trong suốt những năm tháng học tập và làm việc tôi nhận thấy rằng thứ tôi muốn thấy nhiều hơn cả chính là nụ cười từ sự hài lòng của khách hàng. Làm việc trong lĩnh vực du lịch – team building, đối mặt với những yêu cầu từ đơn giản đến phức tạp, khiến tôi hiểu ra rằng việc mang đến những dịch vụ hoàn hảo từ những chi tiết nhỏ nhất thực sự rất quan trọng. Đây cũng chính là kim chỉ nam mà tôi luôn mang theo bên mình cho đến tận bây giờ. Và tôi tin rằng mỗi khách hàng khi bỏ tiền ra đều xứng đáng nhận được “Dịch vụ tốt nhất”. Hy vọng rằng những chia sẻ của tôi đã đem đến những thông du lịch hữu ích cho độc giả.