Chợ Quản Bạ Hà Giang (chợ phiên Quyết Tiến) được coi là khu chợ phiên độc đáo của mảnh đất nơi địa đầu tổ quốc. Ở nơi đây hội tụ đầy đủ những nét văn hóa, tập tục đời sống tâm linh của bà con vùng cao. Phiên chợ họp thường vào ngày chủ nhật hàng tuần. Tuy không có nhiều hàng hóa như dưới xuôi nhưng lại toát ra được phong vị đặc sắc không phải nơi đâu cũng có. Đến Hà Giang mà không một lần thử đến chợ phiên thì thực sự là một thiếu sót rất lớn. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luxtour và lưu lại để dành cho chuyến đi Hà Giang sắp tới của bạn nhé.
Theo dõi thêm: 10 điểm du lịch Quản Bạ Hà Giang đáng trải nghiệm nhất 2024
Tư vấn chương trình sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0372.667.666
Mục lục
Hướng dẫn đi đến chợ Quản Bạ Hà Giang
Nếu xuất phát từ Hà Nội bạn có thể chọn di chuyển bằng xe cá nhân, xe khách hoặc xe giường. Bởi quãng đường sẽ khá là dài nếu không có đủ sức khỏe hoặc không đam mê phượt thì bạn nên chọn xe khách để tiện cho việc nghỉ ngơi dành sức cho chuyến đi khám phá Quản Bạ Hà Giang sắp tới.
Sau khi đặt chân đến Hà Giang bạn hãy nghỉ ngơi rồi sau đó có thể thuê xe máy để khám phá vùng đất này. Bắt đầu chuyến hành trình chúng ta sẽ xuất phát trên con đường huyền thoại mang tên Hạnh Phúc, dốc Bắc Sum là nơi bắt đầu của hành trình đi qua công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn. Nằm ngay dưới chân mỏm núi Cổng Trời là xã Quyết Tiến mộc mạc, đơn sơ đứng cạnh cổng trời sừng sững quanh năm mây phủ. Chợ phiên Quyết Tiến họp vào mỗi sáng chủ nhật ở ngay sát Quốc Lộ 4C, cách cổng trời Quản Bạ gần 10 km.
Khám phá chợ Quản Bạ Hà Giang có gì?
Huyện Đồng Văn Hà Giang có khá nhiều các chợ phiên của các đồng bào dân tộc, các chợ phiên nơi đây gắn liền với cuộc sống của đồng bào. Mỗi chợ có một ngày họp phiên riêng, chợ Sà Phìn họp vào ngày Tỵ, Hợi, chợ Lũng Phìn họp vào các ngày Dần, Thân, Chợ Phố Cáo họp vào ngày Thìn, Tuất, chợ Phó Bảng họp vào các ngày Tỵ Ngọ. Còn chợ Quản Bạ còn có một cái tên khác là chợ Quyết Tiến, thì họp phiên vào Chủ nhật hàng tuần.
1. Văn hóa của người bản địa
Cũng giống như các chợ phiên khác chợ phiên Quản Bạ là nơi giao lưu buôn bán các sản vật của đồng bào dân tộc các xã trong huyện. Không chỉ là nơi buôn bán mà nơi đây còn là nơi giao lưu văn hoá giữa các dân tộc ở khu vực cao nguyên đá Đồng Văn. Do đặc điểm địa hình là nơi vùng cao núi non hiểm trở nên chợ phiên được người dân nơi đây cực kì mong chờ nói phiên chợ là lễ hội của những người dân nơi đây không ngoa chút nào.
Đồng bào dân tộc nơi đây khi xuống chợ sẽ đều mặc những bộ quần áo xinh đẹp sặc sỡ nhất. Họ trao đổi, mua bán từ những mặt hàng dân dã, mộc mạc như: Cái cày, cái quốc, con dao để phục vụ cho hoạt động canh tác. Ngoài ra, họ còn bán nhiều đăc sản rừng: Lợn cắp nách, gà đồi, cá suối, rau ngót, rau rớn, hoa chuối, rượu ngô…
Có một điều rất đỗi bình dị và quen thuộc, người dân ở đây cái gì họ cũng địu trên lưng, kể cả… phân bón để tăng gia sản xuất hay gia súc gia cầm. Có lẽ đi chợ chỉ là một cái cớ cho việc mọi người muốn gặp gỡ giao lưu với nhau. Quần áo, giày dép thường là đồ người dân tự may đem xuống bán tuy nhiên gần đây hàng nhập từ Trung Quốc sang đang chiếm đa số thị phần.
Chợ phiên Quản Bạ trông rất đơn sơ và giản dị, mỗi gian hàng chỉ là chiếc lán nhỏ được dựng lên bằng gỗ, tre, nứa và lợp bằng lá cọ, hay đơn giản là căng mảnh bạt lên và trải chiếu xuống đất để hàng. Thậm chí, có những khu, người ta chỉ cần có một chỗ ngồi, đặt hàng hóa trước mặt là xong. Vậy mà chợ lúc nào cũng đông đúc, tấp nập người bán, kẻ mua.
Đến chợ, du khách mới có thể cảm nhận được hết không khí ở đây: Mọi người chen chúc, đi qua, đi lại tìm những thứ mình muốn mua. Thứ hàng hóa thu hút nhiều chị em nhất có lẽ là quần, áo, váy, khăn thổ cẩm đủ màu sắc. Khách từ phương xa khi tới chợ thường chọn cho mình món quà làm kỷ niệm hoặc đem về tặng người thân, đó có thể là chiếc khăn đội đầu với nhiều màu sắc, hay chiếc túi thổ cẩm với những hoa văn cầu kỳ. Họ lấy hết can đảm ăn thử ít thắng cố, uống thử một vài chén rượu để cảm nhận hương vị làm mê say lòng người.
2. Ẩm thực
Dãy hàng ăn luôn luôn là nơi thu hút nhiều người, nhất là các em nhỏ. Mùi vị thơm ngon bay ngào ngạt khiến ai đi qua cũng muốn dừng chân lại. Đó là mùi vị của những món quà bánh như: Bánh quẩy nhúng mật, mèn mén, xôi ngũ sắc, bánh bột gạo bọc thịt, bánh rán,… cùng những bát phở, chảo thắng cố – món ăn đặc trưng của đồng bào vùng cao Hà Giang.
Những loại rau, củ, quả được bà con mời nhiệt tình, như rau cải xanh, bắp cải, bông súp lơ, ngô vàng, lạc, đậu, vừng, măng, hạt dẻ nóng, quả óc chó, lê, táo mèo… Tất cả đều rất tươi ngon mà lại bảo đảm về chất lượng. Đi thêm một đoạn là nơi bán gia cầm, đây cũng là nơi ồn ã nhất bởi những âm thanh của gia súc, gia cầm…
Chúng thường được nhốt sẵn trong những chiếc lồng tre, nứa do chính tay bà con nơi đây chăn nuôi, hay những chú lợn, dê, chó, kể cả mèo con, luôn được buộc một đầu dây vào cổ để tiện trông giữ. Đặc biệt, những chú lợn đen choai choai, được gọi là “lợn cắp nách hay lợn mán” luôn thu hút mọi người.
Phụ nữ vùng cao nơi đây khi đến chợ, ngoài việc để mua bán hàng hóa, những lúc không có khách còn tranh thủ se từng sợi lanh một cách khéo léo, cần cù hoặc thêu thùa may vá quần áo cho chồng con. Những người đàn ông tới chợ còn là dịp để gặp gỡ, cùng uống rượu, ăn thắng cố, hỏi thăm chuyện gia đình, chúc nhau sức khỏe…
Vậy nên hết buổi, chợ tan cũng là lúc men say trong người khiến bước chân họ xiêu vẹo, thậm chí có người còn không thể tự về nhà, mà vợ phải dìu về hay đặt lên lưng ngựa. Hình ảnh những người đàn ông say quá, phải ngủ ngay giữa đường sau những phiên chợ ở vùng cao vùng này là chuyện hết sức bình thường.
Khi mặt trời đứng bóng, chảo thắng cố và những chén rượu cạn dần, hàng đã bán, đã mua đầy đủ, bà con lại háo hức rời chợ và không quên lời hẹn ở buổi phiên sau.
Địa điểm du lịch nổi tiếng gần chợ Quản Bạ
1. Cổng trời Quản Bạ
Cổng trời Quản Bạ với độ cao cách mặt nước biển 1500m, đây là cửa ngõ đầu tiên để lên cao nguyên đá Đồng Văn. Năm 1939, người ta cho dựng một cánh cửa bằng gỗ nghiến dày 150cm ngay cổng trời. Có một thời cánh cửa gỗ này là một “thế giới” khác – còn gọi là “Vùng ngự trị của người Mèo”, gồm các huyện Quản Bạ, Mèo Vạc, Yên Minh và Đồng Văn.
2. Núi đôi Quản Bạ
Nằm giữa núi đá và các thửa ruộng bậc thang nối đuôi nhau trùng điệp, núi đôi Quản Bạ có hình dáng kì lạ khiến du khách không khỏi ngỡ ngàng. Suốt bốn mùa, cảnh quan nơi đây thay đổi màu sắc giống hệt Cô Tiên thay áo: áo xanh – đó là lúc cánh đồng lúa đang vào thì con gái; mùa lúa chín lại khoác lên mình chiếc Hoàng bào lộng lẫy; vào vụ cày ải là bộ nâu sồng để bắt tay vào mùa lúa mới v.v., nhưng cặp nhũ hoa thì lúc nào cũng căng tràn sự sống.
3. Làng văn hóa Mông
Làng Văn hóa du lịch Mông được lựa chọn xây dựng tại khu vực Tráng Kìm, gần Quốc lộ 4C, thuộc địa bàn 2 xã Đông Hà và Cán Tỷ. Đây là địa điểm có vị trí địa lý thuận lợi, nguồn nước dồi dào, có phong cảnh tự nhiên đẹp với rừng đá nằm trong vùng di sản địa chất. Du khách đến thăm quan, nghỉ dưỡng có thể ngắm cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, ở trong nhà trình tường truyền thống của người Mông và trải nghiệm văn hóa vùng cao.
4. Cây cô đơn
Cây cô đơn Hà Giang là một điểm check-in được nhiều bạn trẻ yêu thích, vị trí cây cô đơn này nằm ở xã Cán Tỷ, trên đường từ Quản Bạ đi Yên Minh. Các bạn chú ý là ngay chỗ cầu Cán Tỷ sẽ có 2 đường đi Yên Minh, đường phía dưới xa hơn nhưng là đường to đẹp hơn, đi xuyên qua rừng thông Yên Minh. Đường phía trên gần hơn sẽ đi qua điểm check-in này.
Tư vấn chương trình sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0372.667.666
Trên đây là những chia sẻ của Luxtour muốn gửi tới bạn. Hãy lưu lại bài viết này bởi nó có thể sẽ giúp đỡ được cho bạn trong chuyến du lịch Hà Giang sắp tới đó.
Bên cạnh đó, hiện nay, Luxtour đang có rất nhiều chương trình ưu đãi cho du khách đặt tour du lịch Hà Giang. Nếu bạn vẫn đang tìm một đơn vị uy tín để tư vấn về tour du lịch, liên hệ ngay với Luxtour để được hỗ trợ một cách nhiệt tình và chu đáo nhất.
Thông tin liên hệ:
Hotline: 0372.667.666
Email: info@luxtour.com.vn
Website: https://luxtour.com.vn
Địa chỉ: 203 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tôi là Nguyễn Thanh Hằng, một cô gái đam mê du lịch. Cũng chính từ sở thích ấy mà tôi bén duyên với ngành Quản trị Du lịch tại Đại học Công nghiệp Hà Nội. Trong suốt những năm tháng học tập và làm việc tôi nhận thấy rằng thứ tôi muốn thấy nhiều hơn cả chính là nụ cười từ sự hài lòng của khách hàng. Làm việc trong lĩnh vực du lịch – team building, đối mặt với những yêu cầu từ đơn giản đến phức tạp, khiến tôi hiểu ra rằng việc mang đến những dịch vụ hoàn hảo từ những chi tiết nhỏ nhất thực sự rất quan trọng. Đây cũng chính là kim chỉ nam mà tôi luôn mang theo bên mình cho đến tận bây giờ. Và tôi tin rằng mỗi khách hàng khi bỏ tiền ra đều xứng đáng nhận được “Dịch vụ tốt nhất”. Hy vọng rằng những chia sẻ của tôi đã đem đến những thông du lịch hữu ích cho độc giả.