Khám phá kiến trúc tâm linh Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử chi tiết 2024

Rate this post

Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử (hay còn được gọi là Chùa Lân) được mệnh danh là một trong các ngôi chùa linh thiêng nhất trong quần thể danh thắng Yên Tử. Không chỉ đơn thuần là một địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, đây còn là nơi Phật Hoàng Trần Nhân Tông thoát tục và tu hành. Hãy cùng Luxtour tìm hiểu và khám thiền viện Trúc Lâm Yên Tử – một trong những tu viện lớn nhất Việt Nam này nhé!

Hiện Tour Hạ Long có nhiều ưu đãi: Đặt Tour du lịch Hạ Long ưu đãi lên đến 45%

Giới thiệu Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử

1. Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử ở đâu?

Nằm trong quần thể danh thắng Yên Tử, thiền viện nằm trên ngọn núi Yên Tử thuộc thôn Nam Mẫu, xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Ngôi chùa là nơi được vua Trần Nhân Tông chọn làm nơi tu hành. Sau khi về Yên Tử xuất gia tu hành, Ngài đã cho xây dựng nơi đây thành một nơi khang trang và uy nghiêm. Ngài cùng hai môn đệ là thiền sư Pháp Loa và Huyền Trang thường tụng kinh, giảng đạo cho chư tôn, tăng ni đến nghe. Hiện nay, chùa Lân được Hòa thượng Thích Thanh Từ cùng các phật tử thập phương công đức mở rộng xây dựng sửa sang ngôi chùa nguy nga, lộng lẫy. 

Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử

2. Lịch sử của Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử

Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử còn được biết đến với những cái tên khác như Chùa Lân, Chùa Long Động hay viện Kỳ Lân.

Ngôi chùa thường được dân gian gọi với cái tên chùa Lân. Theo Nguyễn Bá Lăng trong Kiến trúc Phật giáo Việt Nam, tập I, tên của chùa được đặt như vậy vì bên cạnh chùa có quả núi giống hình con kỳ lân. Có giải thích khác cho cái tên của chùa theo người dân địa phương rằng khi xưa, vào mùa mưa, vùng này thường ngập nước trắng xóa, suối chảy mạnh từng dòng, do đó nếu muốn vào chùa phải dùng bè, nhà chùa phải căng dây cho khách bám, lân dây đi vào. Từ việc lân dây vào mỗi mùa ngập nước nên người dân thường gọi là chùa Lân. 

Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử

Cái tên Chùa Long Động đã có từ thời Lê. Một số văn bia tại chùa có niên đại từ thời Lê như văn bia trên tháp Tịch Quang, tháp Bảo Quang, tháp Liên Phương đều cho thấy tên chùa là Long Động. Cũng có ý kiến cho rằng tên chùa Long Động xuất hiện vào thời Trần. Sau khi dẹp giặc, an dân, vua Trần Thái Tông truyền ngôi cho Thái tử Trần Thuyên lên làm Thái Thượng Hoàng và bắt đầu đi tìm con đường chính đạo tu hành. Phật Hoàng Trần Nhân Tông là người đã sáng lập và xây dựng lên Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử linh thiêng mang dấu ấn tôn giáo tín ngưỡng của người dân Việt Nam. Truyền thuyết kể lại rằng, năm xưa khi trên đường vào tu hành tại Yên Tử, vua Trần Nhân Tông và đệ tử Bảo Sái đã nghỉ chân tại đây. Vua đã mơ thấy mình cưỡi rồng vàng bay vào trong hang động có hồ nước nở đầy hoa sen, tỏa hương thơm ngát. Sáng hôm sau, vua kể lại cho đê tử nghe và đã đặt tên chùa là Long Động. 

Sau khi tu hành một thời gian, Vua Trần Nhân Tông đã cho xây dựng, tu sửa chùa Lân thành viện Kỳ Lân trở thành nơi giảng đạo và độ tăng. Đây là nơi nhà vua cùng Đệ Nhị Tổ Pháp Loa và Đệ Tam Tổ Huyền Trang thường đến đây thuyết pháp và giảng kinh. Sau khi Phật Hoàng quy tiên, hai vị thiền sư này đã tiếp quản Thiền phái ngày càng phát triển lớn mạnh.

Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chùa gần như bị thiêu hủy toàn bộ, chỉ còn lại 23 ngôi tháp, mộ được xây dựng vào thời Lê và thời Nguyễn nằm trong và ngoài chùa. Sau này, với mong muốn khôi phục và phát triển những giá trị của Phật giáo Trúc Lâm đời Trần, Hòa thượng Thích Thanh Từ đã khởi xướng xây dựng và trùng tu lại ngôi chùa và cái tên Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử ra đời từ đó. Đầu năm 2002, lễ đặt đá xây dựng Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử đã được tổ chức trang trọng. Cho đến cuối năm, nhân dịp kỷ niệm ngày sinh của Phật Hoàng Trần Nhân Tông (11/11), lễ khánh thành Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử đã được tổ chức. 

Hướng dẫn đường đi đến Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử

1. Di chuyển bằng phương tiện cá nhân (ô tô, xe máy)

Tuyến đường từ Hà Nội đến Yên Tử khoảng 140km. Từ Hà Nội đi đến thành phố Uông Bí bạn có thể chọn đi cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (đối với ô tô) hoặc quốc lộ 18. Đi đến chùa Trình, rẽ trái, đi khoảng 10km nữa sẽ đến khu du lịch Yên Tử. Cung đường này khá dễ đi và phù hợp với các bạn chưa có kinh nghiệm đi phượt xa. 

2. Di chuyển bằng xe khách

Từ Hà Nội, bạn có thể bắt các chuyến xe đi Quảng Ninh (Cẩm Phả, Uông Bí, Hạ Long, Móng Cái) và xuống xe ở thành phố Uông Bí, đến đoạn chùa Trình nằm trên quốc lộ 18. Đến đây bạn bắt xe ôm, taxi hoặc xe buýt di chuyển tiếp đến khu di tích thắng cảnh Yên Tử. Giá vé xe buýt là 10.000đ một người cho một lượt đi.

Khám phá kiến trúc tâm linh ở Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử

Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử nằm ở cửa ngõ vào khu trung tâm danh thắng Yên Tử. Kiến trúc của ngôi chùa được Hòa Thượng Thích Thanh Từ cùng các phật tử khắp nơi công đức xây dựng, sửa sang lại với quy mô rộng lớn. Ngôi chùa được quy hoạch trên diện tích 125.198m2 dành cho các hạng mục trong chùa và 237.007m2 diện tích cây xanh bao quanh. Hiện là một trong những ngôi chùa có kiến trúc nguy nga nhất trong hệ thống tháp chùa ở quần thể danh thắng Yên Tử.

Con đường vào chùa được lát đá suối nhẵn, hai bên là 19 tháp cổ được là từ đá và gạch, trong tháp có ghi lại thông tin của các thiền sư đã tu hành ở chùa. Đi hết con ngõ dài gần 100m, du khách sẽ đến một cổng tứ trụ bằng đá xanh có ghi Chùa Lân – Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử. Tiếp tục đi trên các bậc đá xếp dẫn tới cổng Tam quan có tựa Chùa Long Động – Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử. 

Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử

Tổng thể ngôi chùa bao gồm các hạng mục Chính điện, Nhà thờ tổ, Lầu trống, Lầu chuông, Nhà tăng, La Hán đường. Mọi chi tiết trong thiền viện được thiết kế và bài trí đơn giản. Trên các hoành phi, câu đối đều được dùng chữ quốc ngữ. Được xây dựng bằng các vật liệu hiện đại nhưng chùa Lân vẫn giữ được nét đặc trưng truyền thống của những ngôi chùa Việt. 

Chính điện còn được biết đến với cái tên Đại Hùng Bảo Điện với những bậc thềm hoa thể hiện dấu tích nền móng những ngôi chùa thời Trần. Gian giữa là nơi đặt pho tượng đồng lớn nhất tại Yên Tử – tượng đồng Thích ca mâu ni nặng gần 4 tấn với hình dáng tay Phật nâng đóa sen mới nở. Hai gian bên cạnh là nơi đặt tượng Phổ Hiền Bồ Tát và tượng Văn Thù Bồ Tát. Trên tường có 9 bức phù điêu mô tả quá trình trụ thế, xuất gia, tu tập, giác ngộ, thuyết pháp độ sinh, nhập diệt Niết bàn của Phật Tổ Thích Ca. 

Bước ra bên ngoài sẽ thấy lầu Trống và lầu Chuông đặt tại hai bên tòa Chính Điện. Hai công trình này được coi là pháp khí của nhà Phật. Vào những ngày lễ, chùa thường thỉnh chuông, gióng trống. 

Trong sân còn có 3 ngôi tháp cổ. Nằm trước Chính điện là Tháp Viên Minh và Viên Quang. Nằm phía sau nhà Tổ là ngôi tháp Tịnh Quang – ngôi tháp lớn nhất tại đây. Bên cạnh ngôi tháp là cây đa cổ thụ 700 năm tuổi. Trước sân chùa có đặt một quả cầu Như ý báo ân Phật được làm bằng đá hoa cương đỏ lớn nhất Việt Nam với trọng lượng lên đến 6,5 tấn. 

Phía sau tòa Chính diện là lối dẫn ra nhờ thờ Tam tổ Trúc Lâm. Nhà thờ được xây cao hơn tòa chính diện, có lối kiến trúc tương tự và cũng bằng 9 bậc thềm đá. Bên trong nhà thờ là nơi đặt 3 pho tượng đồng ngự chính uy nghiêm. Mặt trước nhà Tổ có tượng Bồ Đề Đạt Ma nặng khoảng 3,2 tấn được chạm khắc tinh xảo bằng gỗ dáng hương. 

La Hán đường là nơi thờ 18 vị La Hán. Tượng được làm bằng gỗ, mỗi tượng được chạm khắc tinh tế thể hiện dáng điệu tư thế khác nhau. 

Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử

Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử nổi tiếng với những công trình kiến trúc Phật giáo, là nơi hành hương tâm linh của du khách thập phương trong chuyến tham quan Quần thể di tích Yên Tử. Đến với chùa Lân Yên Tử, du khách nên sắm sửa lễ vật thành tâm dâng lên và đặt hương án Phật những đồ chay tịnh như hoa quả, trầu cau, xôi chè hay phẩm oản. 

Những địa điểm du lịch gần Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử

1. Chùa Trình

Chùa Trình (hay chùa Bí Thượng) được biết đến như cửa ngõ của Yên Tử. Chùa nằm ngay trên sườn đồi ở làng Bí Thượng, phường Phương Đông, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh trên cung đường di chuyển từ Hà Nội đến Yên Tử, nằm trên quốc lộ 18, chỉ cách khu danh thắng Yên Tử 10km. 

Chùa được xây dựng từ thời Hậu Lê, là nơi ra đời của Thiền phái Trúc Lâm. Chùa Trình có kiến trúc theo kiểu chữ Nhất, được xây dựng theo hướng Tây Nam. Các pho tượng trong chùa được đúc đồng và tạc bằng gỗ Mít và gỗ Hương. Năm 2007, cổng chùa đã được sửa lại khang trang hơn với các hoa văn được chạm trổ tinh tế khắc họa nên nét tôn nghiêm cổ kính nơi cửa ngõ Yên Tử.

Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử

2. Ngọa Am Vân

Ngọa Am Vân là một ngôi chùa quan trọng nằm trong quần thể di tích Trúc Lâm Yên Tử. Ngôi chùa là nơi tưởng nhớ Phật hoàng Trần Nhân Tông, là điểm dừng chân cuối cùng trong cuộc đời tu hành của Ngài. Chùa được xây dựng từ thời Trần và được cải tạo vào thời Hậu Lê. Chùa có 3 lớp, trên cùng là am Ngọa Vân, bên trong có đặt tượng đồng vua Trần Nhân Tông. Chùa nằm ở độ cao hơn 500m so với mực nước biển, tựa lưng vào đỉnh Ngọa Vân, được bao phủ bởi hai dãy núi trùng điệp. Đứng ở sân chùa nhìn ra xa, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của dòng sông Cầm thơ mộng. 

Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử

3. Chùa Hoa Yên

Chùa Hoa Yên là ngôi chùa chính của hệ thống chùa ở Yên Tử. Trước đây, chùa chỉ là nơi để vua Trần Nhân Tông giảng đạo. Sau này chùa được xây dựng khang trang từ thời Đệ Nhị Tổ Pháp Loa. Chùa Hoa Yên là ngôi chùa lớn nhất nên còn được gọi là chùa Cả. Để lên được chùa Hòa Yên, du khách có thể lựa chọn đi cáp treo theo tuyết chùa Giải Oan – chùa Hoa Yên, sau đó đi bộ thêm 1.2km là lên đến chùa. 10 phút gồi trên cáp treo, du khách có thể ngắm nhìn bao quát cảnh quan thiên nhiên Yên Tử hùng vĩ. 

Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử

4. Chùa Một Mái

Đi về phía Đông chùa Hoa Yên khoảng 200m, du khách sẽ bắt gặp Chùa Một Mái (hay Chùa Bồ Đà) nằm chênh vênh, treo leo trên vách núi. Ngôi chùa nằm trên cung đường di chuyển từ chùa Hoa Yên đến chùa Đồng. Một nửa ngôi chùa nằm ẩn mình bên trong hang động, một nửa còn lại nhô ra khỏi vách đá. Ngôi chùa tuy nhỏ, trông đơn sơ mộc mạc nhưng có lối kiến trúc độc đáo và mang trong mình những giá trị lịch sử to lớn. 

Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử

5. Chùa Đồng

Chùa Đồng nằm trên đỉnh cao nhất dãy Yên Tử, tọa lạc trên đỉnh Yên Sơn có độ cao 1.068m so với mặt nước biển. Giống như một đài sen nở, chùa Đồng là công trình kiến trúc độc đáo trong khu vực Đông Nam Á. Đây là ngôi chùa làm bằng đồng lớn nhất Việt Nam. Chùa được đúc hoàn toàn bằng đồng nguyên chất nhập khẩu từ Úc với trọng lượng 70 tấn, dài 4,6m, rộng 3,6m, cao 3,35m. Trong chùa thờ Phật Thích Ca Mâu Ni và Tam Tổ Trúc Lâm Yên Tử. Từ Chùa Yên Hoa, du khách sẽ phải đi bộ thêm một quãng đường khá dài với hàng nghìn bậc đá lởm chởm để đến Chùa Đồng. Nhưng khi leo lên đến chùa Đồng, du khách sẽ được ngắm nhìn toàn bộ khu di tích Yên Tử và cảm nhận sự linh thiêng nơi đây.

Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử

Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử

6. Chùa Giản Oan

Chùa Giải Oan cũng là một trong những ngôi chùa nằm trên đường hành hương về Yên Tử. Phía sau và vách núi đồ sộ, đằng trước chùa là con suối cùng tên róc rách chảy đêm ngày. Ngôi chùa có số lượng tượng Mẫu nhiều nhất trong các chùa tháp tại Yên Tử với 20 pho tượng cổ xưa được chạm khắc rất tinh xảo và chi tiết.

Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử

7. Chùa Suối Tắm

Nằm trong di tích danh thắng Yên Tử, chùa Suối Tắm gắn liền với truyền thuyết tu hành của vua Trần Nhân Tông tại Yên Tử. Theo truyền thuyết kể lại, nhà vua khi đi qua đây đã dừng chân nghỉ lại bên bờ suối và xuống tắm nên dân gian đã gọi con suối này là Suối Tắm. Chùa tọa lạc trên thế đất hình đầu rùa với kiến trúc kiểu chữ đinh và cửa cuốn vòm. Phía trước cửa chùa là chính là dòng Suối Tắm, và có những cây cổ thụ bao quanh chùa nghiêng bên bờ suối. 

8. Vườn tháp Huệ Quang 

Vườn Tháp Huệ Quang gồm 5 tầng, cao 7m được ghép từ những khối đá xanh. Bên ngoài tháp được chạm trổ cầu kì, tỉ mỉ với những hoa văn tinh tế. Đài tháp được trang trí với 102 cánh sen cùng hoa dây mềm mại là lối kiến trúc đặc trưng của thời Trần. Những cây cổ thụ trăm năm được trồng bao quanh khuôn viên vườn tháp mang lại nét cổ kính, trang nghiêm.

Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử

Tham khảo: Kinh nghiệm du lịch Yên Tử tự túc chi tiết nhất 2024 

Gợi ý tour du lịch Yên Tử giá Ưu Đãi

HÀ NỘI – YÊN TỬ – HẠ LONG – CỬA ÔNG (Ăn: Trưa)

SÁNG:

Xe và HDV của Luxtour đón quý khách tại điểm hẹn, khởi hành đi Yên Tử. Trên đường di chuyển đoàn khách dừng chân nghỉ ngơi ăn sáng (chi phí tự túc).

07h00:

Tới Yên Tử, du khách ngồi cáp treo lên Chùa Đồng, với điểm dừng chân là Quảng trường Phạt Hoàng Trần Nhân Tông, nơi đặt pho tượng Phật Hoàng bằng đồng nặng 138 tấn. Trên đường xuống núi có thể tham quan Chùa Một Mái – là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất khu Yên Tử.

12h00: Đoàn ăn trưa tại Nhà hàng địa phương.

CHIỀU:

Đoàn tiếp tục khởi hành đi Đền Cửa Ông, ngôi đền thờ Hưng Nhượng Vương – Trần Quốc Tảng. Tại đây quý khách vào làm lễ cầu may, vãn cảnh ngôi đền.

16h30: Quý khách lên xe trở về Hà Nội.

19h00: Về đến Hà Nội. Kết thúc chương trình tour. HDV của Luxtour chào tạm biệt và hẹn gặp lại quý khách ở chương trình tiếp theo.

Xem chi tiết tour: Tour Hạ Long – Yên Tử – Cửa Ông 1 ngày

Tư vấn chương trình sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0372.667.666

Trên đây là những thông tin, trải nghiệm thú vị về Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử mà chúng tôi tổng hợp được. Hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi đem lại trong bài viết này sẽ hữu ích cho chuyến du lịch của các bạn. 

Luxtour hiện đang có chương trình ưu đãi du lịch đến Yên Tử và các địa điểm du lịch hấp dẫn khác tại Quảng Ninh. Nếu bạn vẫn đang băn khoăn về chuyến đi của mình thì còn chần chừ gì mà không liên hệ với chúng tôi để nhận được tư vấn kịp thời và chi tiết.

Thông tin liên hệ:

Hotline: 0372.667.666

Email: info@luxtour.com.vn 

Website: https://luxtour.com.vn 

Địa chỉ: 203 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Banner Tour Team building

Gọi ngay để được tư vấn

Hoặc gửi yêu cầu tư vấn

    Luxtour sẽ liên hệ với bạn

    Đăng ký tư vấn

      Tư vấn ngay 0372.667.666