Khám phá di tích lịch sử linh thiêng đền Xã Tắc chi tiết nhất 2024

Rate this post

Đền Xã Tắc được mệnh danh là công trình văn hóa cổ đại nổi tiếng nằm bên bờ sông Bắc Luân dọc theo biên giới Việt – Hoa theo Công ước Pháp – Thanh năm 1985. Ngôi đền linh thiêng này vừa đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc Gia. Nơi đây tỏa sáng những nét đẹp cột mốc  văn hóa của vùng biên ải. Hãy cùng theo dõi bài viết ngay bên dưới đây của Luxtour để khám phá ngôi đền linh thiêng nơi cửa ải biên cương này nhé.

Hiện Tour Hạ Long có nhiều ưu đãi: Đặt Tour du lịch Hạ Long ưu đãi lên đến 45%

Tư vấn chương trình sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0372.667.666

Đền Xã Tắc ở đâu?

Đền, chùa Xã Tắc tọa lạc tại khu vực phường Ka Long của thành phố Móng Cái. Ngôi đền này trước kia có tên là “Đền miếu Xã Tắc Đại Vương” đây là nơi lập đàn để tế long thần thổ địa xưa kia. Nằm ở vị trí quan trọng nơi địa đầu tổ quốc là nơi ngã ba sông biên giới Việt Trung. Ngôi đền này dường như là nơi ghi dấu ấn lịch sử của ông cha ta khi trấn yên bờ cõi. Bên cạnh đó ngôi đền này cũng là nơi lưu giữ những nét đặc trưng trong sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của người dân Việt xưa. Tới nay nơi đây không chỉ còn là địa điểm tâm linh của riêng người dân nơi đây mà còn là nơi du khách đặt chân tới vùng đất địa đầu tổ quốc này tìm về chiêm bái. 

đền Xã Tắc

Nằm cạnh ngã ba sông biên giới vậy nên đền Xã Tắc được coi như Cột mốc văn hóa góp phần đánh dấu cũng như khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước ta. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử đền Xã Tắc đã được trùng tu nhiều lần. Sau nhiều lần trùng tu ấy ngôi đền còn lại các hạng mục: nghi môn, chính điện, tả vu hữu vu, lầu chuông, gác trống, miếu sơn thần và một vài hạng mục khác. Với người dân vùng biên giới Móng Cái thì đền xã tắc là một trong những công trình mang giá trị đặc biệt tiêu biểu và là ngôi đền lưu giữ vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa tín ngưỡng.

đền Xã Tắc

Với những giá trị lịch sử lịch sử, văn hóa  và ngôi đền tiêu biểu mà ngôi đền mang lại, Bộ trưởng Bộ Văn Hóa, Thể thao và du lịch đã ký quyết định công nhận Di tích lịch sử đền Xã Tắc là Di tích Quốc gia. Hiện nay, ngôi đền này vẫn còn lưu giữ được 3 tấm bia và 3 bài vị được chế tác từ đá cát kết. Nội dung của các văn bia và bài vị cho biết nhân vật trong đền thờ đó là Xã Tắc Đại Vương, bản thôn Long mạch Thổ thần và các dòng họ đã đóng góp công đức để xây dựng đền. ​​Đồng thời, nội dung của các bia đá này cũng cho biết khoảng thời gian mà ngôi đền trùng tu vào những năm Kỷ mão và năm Tân Tỵ Lần trùng tu lớn nhất được thực hiện vào năm Kỷ Mão (1879).

đền Xã Tắc

Nên đi đền Xã Tắc vào thời gian nào? 

Đền Xã Tắc thuộc thành phố Móng Cái bạn có thể khám phá ngôi đền này vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, theo  như kinh nghiệm du lịch Móng Cái nói chung và đền Xã Tắc nói riêng thì bạn nên ghé thăm ngôi đền này vào khoảng thời gian như sau: 

  • Tháng 5 – 8 đây là thời điểm mùa hè tuy khá nóng đối với miền Bắc những do đặc điểm địa hình nên tại Móng Cái sẽ hơi nóng một chút thôi nhưng lại không bị nóng quá. Bên cạnh đó khoảng thời gian này cũng là mùa mưa bão vậy nên nếu tới đây hãy tìm hiểu trước thời tiết trước khi đi nhé. 
  • Thời điểm 30/4 chính là thời điểm cực kỳ lý tưởng để bạn trải nghiệm mùa lễ hội tại đây. Vẻ đẹp của nơi đây tất cả các mùa đều cực kỳ ấn tượng. 

đền Xã Tắc

Tìm hiểu lịch sử đền Xã Tắc

Đền Xã Tắc được xây dựng vào khoảng thời gian cuối thế kỷ XII, đầu thế kỷ XIV. Ngôi đền này được xây dựng ra để thời thần Xã Tắc Sơn Hà (vị thần đất nước). Và bên cạnh đó đây cũng là nơi ranh giới phân định biên giới giữa nước ta và nước bạn Trung Hoa khẳng định chủ quyền dân tộc. Tương truyền rằng ngôi đền chỉ là một am cỏ nhỏ ngay sát mép của Thác Mang trên dòng sông Ka Long. Vào khoảng đầu thế kỷ XX sau một trận bão lớn ngôi đền đã bị sạt lở. Tất cả những bát nhang, ban thờ đều trôi dạt vào một gò đất cao được người dân gọi là Xoáy Nguồn. Và tại khu vực ấy người dân đã phục dựng lại ngôi đền bằng gạch đất nung và mái lợp ngói âm dương là loại vật liệu xây dựng phổ biến của vùng Đông Bắc thời đó. 

đền Xã Tắc

Trải qua dòng thời gian  với biết bao sự thay đổi ngôi đền này đã được trùng tu lại nhiều lần và lần trùng tu lớn nhất là vào năm 1879 ( Kỷ Mão). Trong cuộc chiến tranh chống giặc tại biên giới phía Bắc năm 1979 ngôi đền này đã bị phá hủy và những gì còn sót lại chỉ là một vài tấm bia và nền móng cũ. Đến năm 2009, ngôi đền này được trùng tu với tổng diện tích khoảng 20.000m2  bao gồm có đền chính và một số các khu cận khác. 

đền Xã Tắc

Đền Xã Tắc thờ 3 vị Thánh gồm có:  Xã Tắc Đại vương (Thần chủ của đất đai quốc gia xã tắc), Cao Sơn Đại vương (Thần chủ về văn hóa nước Đại Việt) và Hưng Nhượng Đại vương Trần Quốc Tảng (Anh hùng dân tộc thời nhà Trần). Cả 3 pho tượng được thờ trong đây đều được đúc bằng đồng nguyên khối trong đó tượng Xã Tắc Đại Vương được đặt ở chính điện với chiều cao 2,2m. Tượng Cao Sơn Đại Vương và Hưng Nhượng Đại Vương được đặt hai bên và có cùng kích thước là 1,8m. Khu đền chính có diện tích hơn 308m2 gồm có tòa tiền đường với ba gian hai chái, hai gian chung đường và ba gian hậu cung. Chất liệu chỉ yếu được làm từ gỗ lim, mái lợp ngói vảy rồng và tường gạch. Hiện nay trong ngôi đền vẫn còn lưu giữ những hiện vật có giá trị như những bức hoành phi, câu đối và một số tấm bia đá. 

đền Xã Tắc

Tư vấn chương trình sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0372.667.666

Khám phá cấu trúc đền Xã Tắc 

Đền Xã Tắc được xây dựng trên một khu đất cao thoáng mát với tổng diện tích khoảng gần 20.000m2 và nằm quay về phía Nam. Phía Đông của ngôi đền nằm sát với sông Ka Long còn 3 phía còn lại nằm giáp với khu vực đất cho thuê. Ngôi đền gồm 2 khu vực chính đó là chính điện và khu hậu viện. Ngôi đền chính điện có diện tích hơn 308m2 và có kiến trúc theo kiểu chữ “ công”. Trong thiết kế của ngôi nhà đền gỗ lim là chất liệu chính. Bên cạnh đó mái ngói cũng được lợp bằng ngói vảy rồng và những bức tường đều là tường gạch. Mái đền được xây dựng có 2 tầng 8 mái. Những họa tiết hoa văn chạm trổ tại đây đều tinh xảo với  mái lợp ngói mũi hài. Hiện nay ngôi đền này vẫn lưu giữ ba tấm bia cổ có niên đại từ những năm 1879, trên bia cổ có những thông tin về những người đã góp công và góp của để trùng tu và xây dựng lại đền.

đền Xã Tắc

Với những người dân sinh sống tại đây thì ngôi đền này từ lâu đã trở thành nơi chốn thiêng liêng để họ gửi gắm tâm tư nguyện vọng rất đỗi đời thường của mình. Nhưng dần dần ngôi đền không chỉ mang ý nghĩa là địa điểm thờ tự mà còn là nơi lưu giữ văn hóa, tín ngưỡng cũng như ý nghĩa văn hóa to lớn của người Việt. 

đền Xã Tắc

Mỗi năm tại ngôi đền này sẽ diễn ra lễ tế Xã Tắc vượt ra khỏi phạm vi thờ thần của một ngôi làng, một khu vực mà đã trở thành ngôi đền thờ của thần non sông, đất nước đúng như ý nghĩa của cụm từ “ Sơn Hà Xã Tắc”. Là nơi địa đầu tổ quốc đền Xã Tắc là nơi ghi dấu hưng vọng có, oanh liệt có, tang thương có, buồn đau có và vui sướng cũng có. Nhưng cho dù là khoảng thời gian nào thì nơi đây vẫn luôn được người dân hương khói và thờ phụng. 

đền Xã Tắc

Những địa điểm du lịch gần đền Xã Tắc

1. Mũi Sa Vĩ

Mũi Sa Vĩ hay còn được gọi với cái tên khác là Mũi Gót. Đây là nơi chấm nét bút đầu tiên để vẽ nên lãnh thổ hình chữ S Việt Nam. “Sa” có  nghĩa là cát, “Vĩ” có nghĩa là đuôi. Sa Vĩ còn có nghĩa là đuôi cát. Nơi đây có biểu tượng là ba ngọn dương gắn với câu thơ nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu là: “Từ Trà Cổ rừng dương – Đến Cà Mau rừng đước”. Dường như đây chính là biểu tượng rõ ràng nhất về chủ quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của tổ quốc ta. Đững tại mũi Sa Vĩ rồi phóng tầm mắt ra xa là du khách sẽ có thể nhìn thấy cột mốc 1378 cột mốc cuối cùng trên tuyến biên giới biển giữa đất nước Việt Nam và nước bạn Trung Quốc. Cách đó một khoảng không xa chính là bãi biển Trà Cổ trải dài với nước biển trong xanh. 

Cũng tại địa điểm du lịch này, Cụm thông tin cổ động biên giới Sa Vĩ đã được xây dựng từ 2009 đây là công trình độc đáo mang lại sự ấn tượng rất lớn cho du khách. Tổng thể công trình này giông như một tác phẩm nghệ thuật hội tụ đầy đủ những nét tinh hoa kiến trúc và văn hóa, lịch sử dân tộc Việt. Trong đó có một bức tranh gốm cao 6m, đường kính 32m được ghép hoàn toàn bằng những mảnh gốm sứ chất liệu đặc trưng của nước ta. 

đền Xã Tắc

2. Địa điểm thành lập chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam

Tọa lạc tại vị trị đắc địa giữa trung tâm thành phố trên con đường Hữu Nghị nơi đây là di lịch được nhân dân các dân tộc tại Móng Cái luôn trân trọng và gìn giữ. Đồng thời địa điểm này cùng là địa điểm cực kỳ tuyệt vời trong việc giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ Móng Cái nói riêng và cả nước nói chung. Nằm cách đó địa điểm này không xa chính là cây cầu Ka Long. Du khách có thể nhìn ngắm cây cầu là biểu tượng của tình đoàn kết hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc này. Nguyên liệu chính để làm nên cây cầu này chính là những phiến đá tự nhiên. Đây là cây cầu duy nhất được làm từ những khối đá gắn liền mà không sử dụng tới bê tông, cốt thép. Dường như hình ảnh cây cầu chính là hình ảnh không thể tách rời của thành phố Móng Cái. 

3. Đình Trà Cổ

Đình Trà Cổ thuộc phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái. Ngôi đình này được xây dựng từ thời Hậu Lê vào năm 1461. Đến hiện tau tuy đã trải qua nhiều đợt trùng tu lớn thế nhưng nơi đây vẫn giữ được kết cấu kiến trúc cổ truyền. Toàn bộ công trình được dựng bằng khung gỗ và liên kết với nhau bằng những chốt mộng. Cả tổng thể ngôi đình là kiến trúc bề thế, mái lợp ngói vảy với bốn góc đao cao vút tựa như con thuyền đang rẽ sóng lướt tới. Đây là ngôi đình được đánh giá là có quy mô đồ sộ và kiến trúc độc đáo trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Đặc biệt nếu du khách tới đây vào khoảng từ 29/5 tới 3/6 âm lịch thì bạn sẽ được tham gia vào những hoạt động lễ hội truyền thống diễn ra tại đình như rước thần về biển và hội thi “ Ông Voi”. Đây là một lễ hội có quy mô lớn chính là tiêu biểu cho loại hình lễ hội dân gian trên địa bàn thành phố Móng Cái. Năm 1974, đình Trà Cổ được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là di tích kiến trúc – nghệ thuật cấp Quốc gia. Đến tháng 12/2019, lễ hội Đình Trà Cổ được xếp hạng là văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

đền Xã Tắc

4. Ngọn đèn Hải đăng Vĩnh Thực

Tọa lạc trên đỉnh núi Đầu Tán thuộc phía bắc của xã đảo Vĩnh Thực, thành phố Móng Cái đây là một ngọn đèn hải đăng quốc tế do Việt Nam xây dựng và quản lý thuộc đường biên giới của đất nước ta. Đây dường như là một công trình xây dựng được mô phỏng theo phong cách kiến trúc Pháp cổ. Ngọn hải đăng được tạo thành từ hai khối riêng biệt nhưng lại vô cùng hài hòa. Được đưa vào sử dụng vào năm 1962, ngọn Hải Đăng này vẫn luôn hoàn thành sứ mệnh của mình đến tận thời điểm hiện tại. Đứng từ trên đỉnh ngọn Hải Đăng rồi phóng tầm mắt ra xa là du khách sẽ có thể bao quát được một cùng biển Đông của nước ta. Không gian xanh trong hòa quyện cùng sắc xanh của sóng biển hùng vĩ và những bãi cát trắng trải dài tạo nên một bức tranh vô cùng nên thơ và lãng mạn. 

đền Xã Tắc

Lưu ý khi tham quan đền Xã Tắc 

– Không vứt rác bừa bãi ảnh hưởng đến cảnh quan đền

– Không mặc đồ quá ngắn quá hở hang tới nơi cửa đền

– Chuẩn bị sẵn đồ ăn nước uống khi tới đền để ăn nhẹ nạp năng  lượng

– Luôn theo dõi thời tiết để tránh tới đây vào thời tiết xấu

– Đi nhẹ nói khẽ khi vào trong khuôn viên đền. 

Xem ngay: Tour Bình Liêu – Móng Cái 3 ngày 2 đêm đang có ưu đãi lớn 

Tư vấn chương trình sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0372.667.666

Trên đây là những thông tin, kinh nghiệm về đền Xã Tắc mà Luxtour đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn. Tuỳ theo trải nghiệm cá nhân của mỗi người mà những trải nghiệm du lịch sẽ khác nhau. Chính vì thế, Luxtour hy vọng thông tin mà chúng tôi đã cung cấp tại bài viết này sẽ có ích cho chuyến du lịch sắp tới của bạn.

Bên cạnh đó, hiện nay, Luxtour đang có rất nhiều chương trình ưu đãi cho du khách đặt tour du lịch Hạ Long. Nếu bạn vẫn đang tìm một đơn vị uy tín để tư vấn về tour du lịch, liên hệ ngay với Luxtour để được hỗ trợ một cách nhiệt tình và chu đáo nhất. 

Thông tin liên hệ:

Hotline: 0372.667.666

Email: info@luxtour.com.vn 

Website: https://luxtour.com.vn 

Địa chỉ: 203 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Banner Tour Team building

Gọi ngay để được tư vấn

Hoặc gửi yêu cầu tư vấn

    Luxtour sẽ liên hệ với bạn

    Đăng ký tư vấn

      Tư vấn ngay 0372.667.666