Khám phá di tích lịch sử đền Cửa Ông chi tiết nhất 2024

Rate this post

Đền Cửa Ông là một trong những khu du lịch tâm linh và linh thiêng nhất trong hệ thống đền chùa ở Quảng Ninh. Ngôi đền nằm ở vị trí đắc địa lưng tựa núi rừng, mặt hướng ra biển cả mênh mông. Đây là nơi thờ Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng (người con thứ ba của Trần Hưng Đạo) cùng nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng thời nhà Trần. Hãy cùng Luxtour tìm hiểu chi tiết về ngôi đền lịch sử này trong bài viết dưới đây nhé!

Hiện Tour Hạ Long có nhiều ưu đãi: Đặt Tour du lịch Hạ Long ưu đãi lên đến 45%

Đền Cửa Ông ở đâu?

Đền Cửa Ông nằm trên đồi khu 9A, phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh quảng Ninh. Cách thành phố Hạ Long khoảng 40km, ngôi đền có vị trí “tựa sơn hướng thủy”, phía trước mặt là vịnh Bái Tử Long trong xanh, đằng sau là thung lũng trù phú nơi cư dân trú ngụ đông đúc, xa xa là dãy núi trải dài. Từ xa xưa, nơi đây là bến thuyền Cửa Suốt, nơi giao thương từ đồng bằng sông Hồng với vùng Đông Bắc Việt Nam và Đông Nam Trung Quốc. Hệ thống khu đền tọa lạc trên các ngọn đồi thấp với nhiều bóng cây cổ thụ trăm năm tuổi tạo nên phong cảnh yên ắng và uy nghiêm.

Đền Cửa Ông

Lịch sử đền Cửa Ông Quảng Ninh

Đền Cửa Ông Quảng Ninh có lịch sử to lớn đồng thời mang nhiều giá trị văn hóa nghệ thuật sâu sắc. Ngôi đền đã được khởi công xây dựng cách đây hơn 700 năm và trải qua nhiều cuộc đại trùng tu. Thời kì đầu tiên, ngôi đền chỉ là một thảm am nhỏ được làm từ những vật liệu đơn giản như tre, nứa, tranh,….Khoảng năm 1907 đến 1916, đền được tu chỉnh và sửa sang. Đến năm 1916, khu di tích được xây thêm đền Thượng, đền Trung, đền Hạ và chùa. Năm 2014, ngôi đền được quy hoạch với diện tích toàn bộ lên đến hơn 18ha. Vào cuối năm 2017, đền Cửa Ông đã được phê duyệt xếp hạng là Di tích Quốc Gia đặc biệt.  

Ngôi đền là một trong những di tích lịch sử văn hóa nhà Trần, nơi thờ Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng – người con thứ ba của Trần Hưng Đạo. Trần Quốc Tảng là người đa tài nhưng vì làm cho cha bất bình nên đã chịu cảnh đày ra Cửa Suốt để trấn giữ bến cảng. Ông là người đã có công trấn ải vùng Đông Bắc, đánh đuổi quân Nguyên Mông vào thế kỷ XIII. Ông đã đóng quân, kiên định bảo vệ biên giới và lãnh hải Đông Bắc giúp cho cuộc sống người dân nơi đây được an toàn. Người dân địa phương vô cùng tôn thờ, kính trọng gọi ông là Đức Ông. Do đó sau này đền thờ ông cũng được đặt cái tên Đức Ông. 

Đền Cửa Ông

Đền Cửa Ông

Ngôi đền trước đây là một ngôi miếu thờ Hoàng Cần – một người dân địa phương nhưng ghi được nhiều công lớn trong công cuộc đánh đuổi quân xâm lược. Sau khi Trần Quốc Tảng mất vào năm 1313, người dân địa phương tương truyền nhau rằng ông hiển thánh ở khu Vườn Nhãn (phường Cửa Ông ngày nay). Dân làng sau đó đã bẩm báo lên vua Trần Anh Tông, nhà vua nghe được tin liền chấp thuận ngay cho xây dựng đền Cửa Ông.

Đền Cửa Ông là nơi duy nhất thờ toàn bộ gia thất của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cùng với các cận thần của ông. Các tượng thờ gia thất của Ngài bao gồm tượng Trần Hưng Đạo, phu nhân của ông, hai con trai Trần Quốc Tảng, Trần Anh Tông và hai người con gái của Ngài. Ngoài ra còn có các pho tượng của Yết Kiêu, Phạm Ngũ Lão, Đỗ Khắc Chung, Trần Khánh Dư. Hiện nay, ngôi đền còn lưu giữ 34 pho tượng lớn nhỏ có niên đại khá sớm được chạm khắc công phu, tỉ mỉ bằng chất liệu quý mang giá trị lịch sử và nghệ thuật. 

Cấu trúc khu du lịch đền Cửa Ông

Sau nhiều cuộc trùng tu sửa đổi, khu di tích đền Cửa Ông bao gồm ba phần chính Đền Hạ, Đền Trung, Đền Thượng. Khu đền được xây dựng với nhiều loại vật liệu như đất sét nung, vữa hồ pha mật, đá đúc, gạch Bát Tràng. Bên trong đều được sử dụng gỗ lim, đinh, trắc, gụ với các điển tích Long, Ly, Quy, Phượng cùng các bức trướng, phù điêu, câu đối. 

  • Khu vực đền Hạ bao gồm đền Mẫu thờ Tam Hòa Thánh Mẫu và đền Trung Thiên Mẫu thờ phung Trung Thiên Long Mẫu và phối thờ ba cô, cậu bé Cửa Suốt, cô bé Cửa Suốt.
  • Khu vực đền Trung là nơi thờ Khâm Sai Đông Đạo Tiết Chế Hoàng Cần – người đã có công dẹp loạn giặc ngoại xâm phương Bắc cũng là người trấn giữ vùng biên Đông. 
  • Khu vực đền Thượng là nơi đặt lăng mộ Trần Quốc Tảng, đền Quan Chánh, đền Quan Châu và chùa. 

Đền Cửa Ông

Đền Cửa Ông

Nên tham quan đền Cửa Ông vào thời gian nào?

Đền Cửa Ông luôn mở cửa quanh năm để đón tiếp người dân khắp nơi đến tham quan lễ chùa. Đêm giao thừa đền vẫn mở cửa đón khách. Tuy nhiên theo phong tục tập quán của người dân Việt Nam, dịp đầu xuân năm mới là thời điểm lý tưởng nhất để đi lễ chùa cầu may. Vào đêm giao thừa, hầu như chỉ có người dân quanh đền đến lễ, còn từ mùng 1 tháng Giêng lượng khách đổ về đi lễ bắt đầu đông dần. Dịp đầu năm cũng là thời điểm Cửa Ông diễn ra nhiều lễ hội náo nhiệt như Lễ hội đền Cửa Ông chính diễn ra vào ngày 2 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch, Lễ Cầu siêu, Lễ xin ở cửa Đền và dâng hương rước Đức Ông, Hội rước Đức Ông hồi cung an vị. Đến Cửa Ông vào dịp đầu năm đừng bỏ qua những lễ hội vô cùng thú vị này nhé!

Khám phá đền Cửa Ông Quảng Ninh có gì thú vị

Đền Cửa Ông không chỉ nổi tiếng về sự linh thiêng mà còn được biết đến với lễ hội hàng năm. Lễ Hội đền Cửa Ông diễn ra vào ngày 3 tháng 2 âm lịch hàng năm. Đây cũng là dịp du khách đổ về Cửa Ông hành hương và cầu tài xin lộc nhiều nhất. Bên cạnh lễ hội Cửa Ông chính, cứ 2 năm một lần nơi đây sẽ tổ chức rước kiệu Đức Ông vi hành địa phương để người dân địa phương cùng du khách thập phương biết đến công lao to lớn của anh hùng Trần Quốc Tảng.

Lễ hội thường có 2 phần: phần Lễ và phần Hội. Phần Lễ là các nghi thức tế lễ nghiêm trang tại đền Thượng và lễ rước kiệu Đức Ông. Phần Hội gồm các trò chơi dân gian mang đậm nét truyền thống dân tộc như cờ người, đẩy gậy, kéo co,…. Lễ hội sẽ được diễn ra trong hai ngày 3/2 và 4/2 âm lịch. Những hoạt động khác như diễn tuồng, chèo, lễ tưởng niệm sẽ được diễn ra vào buổi tối. 

Đền Cửa Ông

Đền Cửa Ông

Đền Cửa Ông

Xem thêm: Khám phá top 10 ngôi chùa ở Quảng Ninh linh thiêng nhất

Chuẩn bị đồ lễ đền Cửa Ông

Khu di tích đền Cửa Ông bao gồm cả đền và chùa, vì vậy khi đi lễ bạn nên sắm cả lễ chay, lễ mặn và lễ đồ sống dâng lên các ban.

  • Lễ chay: Bạn cầm sắm hương, hoa, bánh kẹo, rượu, tiền vàng, vàng mã để dâng lên Phật hay Thánh Mẫu.
  • Lễ mặn: Bạn có thể chuẩn bị gà, một miếng thịt lợn, giò, chả đã được nấu và bày biện đẹp mắt để dâng lên ban Công Đồng (ngũ vị Quan Lớn).
  • Lễ đồ sống: dành riêng cho việc dâng cúng quan Ngũ Hổ, Bạch Xà, Thanh Xà đặt ở ban Công Đồng Tứ phủ. Thông thường lễ bao gồm  2 quả trứng gà sống đặt trong 2 cốc nhỏ; 5 quả trứng vịt sống đặt trong một đĩa muối, gạo; một miếng thịt lớn chưa qua chế biến được khía không đứt rời thành 5 phần và kèm theo tiền vàng. 

Ngoài ra, nếu có điều kiện bạn có thể sắm sửa thêm một số lễ khác như sau:

  • Cỗ mặn sơn trang: Thông tục lệ, người ta thường sắm 15 con ốc, cua, 15 quả ớt, chanh hoặc 1 quả những được khía ra 15 phần không đứt rời. Sở dĩ các món được sắm theo con số 15 là vì tương ứng với 15 vị được thờ tại ban sơn trang. 
  • Lễ ban thờ cô, thờ cậu: bạn nên chuẩn bị những đồ lễ là đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ con như hương, hoa, quả, oản, hia, hài, nón, áo, gương, lược,… Những đồ lễ này thường được đựng trong những túi nhỏ xinh và bắt mắt. 

Đi lễ chùa quan trọng là lòng thành tâm, nên nếu bạn không có điều kiện thì có thể chuẩn bị một số đồ lễ đơn giản như hương, hoa, quả, tiền vàng,… Ở bên ngoài cửa khu di tích đền Cửa Ông cũng có khá nhiều cửa hàng bán đồ lễ, nên nếu bạn ở quá xa không tiên chuẩn bị thì có thể đến cửa chùa mua lễ, quan trọng là thể hiện lòng thành tâm dâng lễ lên các vị. 

Đền Cửa Ông

Đền Cửa Ông

Một số lưu ý khi tham quan đền Cửa Ông

  • Khi đi lễ chùa, bạn cần mặc đồ trang trọng, phù hợp với thuần phong mĩ tục chốn linh thiêng. Không nên mặc váy ngắn, quần áo quá hở hang, những đồ có màu sắc quá sặc sỡ, nhưng cũng không cần quá trang nghiêm như áo sơ mi hay áo vest. Chỉ cần ăn mặc lịch sự, kín đáo là được. 
  • Đi lại nhẹ nhàng, nói chuyện nhỏ nhẹ tránh gây ảnh hưởng tới người khác và bầu không khí yên tĩnh, trang nghiêm trong đền. 
  • Bạn nên đi giày thể thao hoặc giày dép thấp gót để thuận tiện cho việc đi lại vì khu đền khá rộng và phải leo nhiều bậc thang.
  • Khi đi lễ đền, chùa bạn nên chuẩn bị nhiều tiền lẻ để đặt lên ban thờ các vị và bỏ vào hòm công đức. Không nên bỏ tiền vào bát hương, pho tượng, giếng,… sẽ gây mất mỹ quan cho nơi thanh tịnh.
  • Không cần chuẩn bị đồ lễ quá cầu kì, chỉ cần thành tâm là được. 
  • Không được tùy tiện đụng chạm vào những đồ vật tại đền để tránh gây hư hại. 

Tham khảo tour ưu đãi: Tour Hạ Long – Yên Tử – Cửa Ông 1 ngày

Tư vấn chương trình sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0372.667.666

Trên đây là những thông tin, trải nghiệm thú vị về Đền Cửa Ông mà chúng tôi tổng hợp được. Hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi đem lại trong bài viết này sẽ hữu ích cho chuyến du lịch của các bạn. 

Luxtour hiện đang có chương trình ưu đãi du lịch đến Đền Cửa Ông và các địa điểm du lịch hấp dẫn khác tại Quảng Ninh. Nếu bạn vẫn đang băn khoăn về chuyến đi của mình thì còn chần chừ gì mà không liên hệ với chúng tôi để nhận được tư vấn kịp thời và chi tiết.

Thông tin liên hệ:

Hotline: 0372.667.666

Email: info@luxtour.com.vn 

Website: https://luxtour.com.vn 

Địa chỉ: 203 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Banner Tour Team building

Gọi ngay để được tư vấn

Hoặc gửi yêu cầu tư vấn

    Luxtour sẽ liên hệ với bạn

    Đăng ký tư vấn

      Tư vấn ngay 0372.667.666