Kinh nghiệm du lịch Yên Tử tự túc chi tiết nhất 2024

Rate this post

Du lịch Yên Tử từ lâu đã nổi tiếng là nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử. Nơi đây cũng chính là cái nôi của phật giáo được xây dựng nhiều những ngôi chùa có cấu trúc đặc biệt và linh thiêng. Vậy đi du lịch Yên Tử tự túc như thế nào? Hãy cùng Luxtour tham khảo bài viết dưới này nhé!

Tư vấn chương trình sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0372.667.666

Giới thiệu về núi Yên Tử

Yên Tử là một ngọn núi thuộc dãy núi Đông Triều ở vùng Đông Bắc, nằm ở ranh giới giữa 2 tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh. Phía Đông dãy Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh và Phía Tây thuộc tỉnh Bắc Giang.

Ngọn núi cao 1.068m so với mực nước biển. Tổng chiều dài đi bộ để lên đến đỉnh Yên Từ là khoảng 6000m với 6 giờ đồng hồ liên tục qua hàng ngàn những bậc đá, đường rừng núi,…

Yên Tử trở thành trung tâm của Phật giáo từ thời vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng khoác áo cà sa tu hành để tìm đến sự thanh tịnh sau khi truyền ngôi. Sau đó ông thành lập một dòng Phật giáo đặc trưng của Việt Nam đó là dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Từ đó gắn liền với lịch sử phát triển của dòng Thiền Trúc Lâm tại Yên Tử là cho xây dựng hình thành một quần thể các công trình kiến trúc bao gồm nhiều chùa và hàng trăm tháp, mộ, bia, tượng.

Kinh nghiệm du lịch Yên Tử tự túc 2021

Núi Yên Tử từ xưa có nhiều tên gọi khác nhau: Tượng Sơn (Núi Voi), Bạch Vân Sơn (Núi Mây Trắng), Phù Vân Sơn (Núi Mây Nổi),.. Trên đỉnh núi ngày nay vẫn còn lưu dấu tích kiến tạo vỏ trái đất cách đây hơn 10 triệu năm, với những bãi đá thiên hình vạn trạng. Nơi đây có hệ thống động thực vật phong phú và đa dạng  đã được nhà nước công nhận là khu bảo tồn thiên nhiên. Cảnh sắc thiên nhiên mê hoặc lòng người bởi từ xa du khách có thể chiêm ngưỡng cảnh tượng núi Yên Tử được bao phủ bởi rừng đại ngàn, hàng cây vươn lên từ trong vách đá, thấp thoáng tháp chùa cổ kính rêu phong,…

Tư vấn chương trình sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0372.667.666

Lý do nên đi du lịch Yên Tử

Du lịch Yên Tử vừa kết hợp du lịch tâm linh vừa kết hợp trekking trải nghiệm leo núi ngắm cảnh, vượt qua giới hạn của chính bản thân mình. Yên Tử được coi là đất tổ của của Phật giáo Việt Nam, khi du khách đến đây sẽ cảm nhận được một không khí trong lành, mát mẻ với núi non trùng điệp, mây mù mờ ảo quanh năm. Bên cạnh đó khi đi tản bộ bạn sẽ được chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc cổ: chùa, tháp, am…

Ngoài ra, Yên Tử còn là một địa điểm đặc biệt thích hợp để du xuân. Một trong những truyền thống lâu đời của nhân dân ta là tục lệ đi lễ chùa cầu mong may mắn bình yên, đi du xuân vãn cảnh vào mỗi dịp đầu năm.

Thời điểm hợp lý nên đi du lịch Yên Tử

 Lễ hội Yên Tử diễn ra từ ngày 10 tháng giêng đến tháng 3 âm lịch. Lúc này thời tiết mát mẻ, thỉnh thoảng sẽ xuất hiện mưa phùn nhưng không nhiều. Đây là mùa cao điểm bởi có rất nhiều du khách đến thăm chùa, tuy nhiên đây cũng chính là lúc diễn ra nhiều các hoạt động lễ hội đầu năm đặc sắc ở nơi đây.

Những ngày lễ chính diễn ra trong 3 tháng lễ hội Yên Tử:

  • Ngày 23 tháng Giêng âm lịch: Giỗ Đệ tam Tổ Huyền Quang
  • Ngày 18 tháng Hai âm lịch: Giỗ Thiền sư Chân Nguyên
  • Ngày 03 tháng Ba âm lịch: Giỗ Đệ nhị Tổ Pháp Loa;
  • Ngày 15 tháng Tư âm lịch: Đại Lễ Phật Đản;
  • Ngày 15 tháng Bảy âm lịch: Đại Lễ Vu Lan;
  • Ngày 01 tháng Mười một âm lịch: Quốc Giỗ Đệ nhất Tổ Trúc Lâm Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông.

Kinh nghiệm du lịch Yên Tử tự túc 2021

Đi những dịp đầu năm thì sẽ được tham dự nhiều hội lớn, còn nếu chỉ có ý định đi vãn cảnh chùa, thì các bạn có thể đi bất cứ lúc nào vào các mùa trong năm. Trước khi đi chúng ta nên theo dõi cập nhật thời tiết để tránh  vào những ngày mưa bão để có một chuyến đi trọn vẹn nhất.

Tư vấn chương trình sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0372.667.666

Di chuyển đến Yên Tử

Địa chỉ chính xác của Yên Tử tọa ở thôn Nam Mẫu xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, Quảng Ninh. Cách Hà Nội khoảng 130km, bạn có thể dễ dàng di chuyển bằng xe khách hoặc phương tiện cá nhân để di chuyển.

Di chuyển bằng xe khách/bus:

Di chuyển ra bến xe lựa chọn những nhà xe di chuyển đi Uông Bí, Hạ Long, Cẩm Phả,… xe di chuyển gần đến đền Trình tại QL18 cạnh bến xe bus thì dừng lại. Sau đó lên xe bus chọn chuyến di chuyển thẳng đến Yên Tử. Bạn nên tham khảo tên một số nhà xe uy tín từ trước để check về giá vé và thời gian xuất phát.

Di chuyển tự túc bằng xe cá nhân hoặc thuê oto tự lái:

Từ trung tâm Hà Nội bạn di chuyển theo hướng Cầu Chương Dương đi theo QL18 đến thành phố Bắc Ninh đi thẳng, bạn sẽ gặp chùa Trình sau đó rẽ trái khoảng 10km bạn sẽ đến Yên Tử.

Trải nghiệm vẻ đẹp Yên Tử bằng cáp treo

Với tổng chiều dài đường bộ để lên đỉnh Yên Tử (chùa Đồng) là khoảng 6000m, trước đây các du khách phải đi bộ liên tục 6 giờ qua hàng ngàn bậc đá, đường rừng núi…Kể từ khi hệ thống cáp treo Yên Tử được xây dựng vào năm 2001, du khách đã có thể tìm về chốn linh thiêng một cách dễ dàng hơn.

Tổng tuyến cáp treo Yên Tử có độ dài 2.104m bao gồm 2 tuyến tương ứng với 2 chặng từ thung lũng Giải Oan lên chùa Hoa Yên, và từ chùa Một Mái lên khu tượng An Kỳ Sinh.  Chặng 1: tuyến cáp treo Hoàng Long có độ dài 1,2km, với 35 cabin, chặng 2: tuyến cáp treo Bạch Long với độ dài 900m. Cáp treo Yên Tử sẽ đưa du khách từ độ cao khoảng 50m lên độ cao 450m so với mực nước biển. Ngồi ở vị trí trên cao di chuyển chậm chậm qua cánh rừng nguyên sinh quý khách sẽ có một trải nghiệm đầy thú vị.

Cáp treo phục vụ tất cả các ngày trong tuần, nên các bạn có thể mua vé ngay chân núi Yên Tử. Sau khi mua được vé sẽ có nhân viên hướng dẫn đi tới quầy soát vé,  quý khách đi cáp treo lên chùa Hoa Yên, dâng hương lễ phật, chiêm bái Chùa Một Mái,… Tiếp tục theo cáp treo tuyến hai để lên đỉnh Vân Tưởng ở độ cao 1.068m so với mực nước biển, chiêm bái tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, tượng An Kỳ Sinh và dâng hương lễ phật tại Chùa Đồng. Kết thúc hành trình cáp treo đưa quý khách xuống dưới chân núi, lên xe điện di chuyển ra bãi đỗ xe trung tâm.

Kinh nghiệm du lịch Yên Tử tự túc 2021 1

Bảng giá vé cáp treo Yên Tử:

  • Tuyến 1 (Chùa Giải Oan – Chùa Hoa Yên): Một chiều 200.000 đồng/người – Khứ hồi 280.000 đồng/ người
  • Tuyến 2 (Chùa Một Mái – Chùa An Kỳ Sinh): Một chiều 200.000 đồng/người – Khứ hồi 280.000 đồng/người
  • Chiều xuống 2 tuyến: 280.000đồng/người
  • Khứ hồi 2 tuyến: 350.000đ/người
  • Lên 1 chặng + xuống 2 chặng (trường hợp khách đi bộ nửa đường sau đó mua vé cáp treo nửa còn lại + xuống một mạch) giá vé là: 350.000đ/ người

Lưu ý: Đối tượng được miễn vé cáp treo Yên Tử:

  • Tăng ni
  • Người già trên 70 tuổi (có giấy CMND / thẻ người cao tuổi)
  • Thương binh (có thẻ thương binh)
  • Trẻ em cao dưới 1,2m

Thời gian hoạt động của cáp treo Yên Tử:

  • Mùa lễ hội: tháng 1 – tháng 3 âm lịch phục vụ từ 05:00 đến 20:00 hàng ngày.
  • Thời gian còn lại: tháng 4 – tháng 12 âm lịch phục vụ từ 07:00 đến 18:00 hàng ngày.

Tư vấn chương trình sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0372.667.666

Khám phá du lịch Yên Tử

Từ xưa, núi Yên Tử đã nổi tiếng là nơi có cảnh sắc hùng vĩ, núi non trùng điệp. Đứng trên độ cao 1,068m so với mực nước biển vào những ngày trời quang mây tạnh bạn có thể chiêm ngưỡng cảnh đẹp của vùng Đông Bắc.

Bên cạnh đó, khu di tích lịch sử là một trong những nơi có rất nhiều công trình kiến trúc độc đáo chủ yếu nói về tôn giáo đạo phật như chùa, tháp, am. Hầu hết những công trình này đều được xây dựng từ thời nhà Lý. 

1. Chùa Trình/đền Trình

Vị trí: Bí Thượng, Phương Đông, Uông Bí, Quảng Ninh

Chùa Trình còn có tên gọi khác là chùa Bí Thượng, sau nhiều lần được tu sửa hiện tại chùa Trình được xây dựng lại với lối kiến trúc nhà cấp 4, có 3 gian.

Ngôi chùa có kiến trúc kiểu “nội công ngoại quốc”; có Tiền Đường, Chính Điện thờ Phật; có Tả vu, Hữu vu thờ Thập bát La Hán; có Hậu Đường thờ Tam Tổ Trúc Lâm; có điện thờ Tam Tòa Thánh Mẫu và Tam Vương theo tín ngưỡng dân gian truyền thống của người Việt. Phía đông của chùa là Trụ sở Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh.

Tại đây du khách thập phương sẽ thực hành tín lễ “ đi trình về tạ” mỗi khi hành hương về Yên Tử”.

Kinh nghiệm du lịch Yên Tử tự túc 2021 22.Thiền viện Trúc Lâm

Vị trí: Nam Mẫu, Thượng Yên Công, Uông Bí, Quảng Ninh.

Thiền viện Trúc Lâm có tên gọi khác là Chùa Lân hay tên chữ là Long Động Tự. Vào năm 1293, vua Trần Nhân Tông đã cho xây dựng, tôn tạo lại tổng thể chùa Lân thêm trang trọng và uy nghiêm. Kiến trúc của các ngôi chùa ở Thiền viện Trúc Lâm được xem là chuẩn mực của kiến trúc phật giáo. Cổng Tam quan hai tầng tám mái cân xứng đứng uy nghi phía trên cao, bước lên các bậc đá qua cổng tam quan bán sẽ tiến vào sân chính, sân lát gạch đỏ. Mái chùa được lợp ngói vảy uốn cong hình đầu đao hướng thẳng lên trời. Toàn bộ hệ thống cột cái, cột quân ở các chùa Yên Tử đều làm bằng gỗ lim quý, bên ngoài hàng cột hiên được dựng từ những cột đá chắc chắn. Bên dưới các cột đều có kè một phiến đá trong làm đế. Quanh gian chính điện được bao quanh bởi các cửa bức bàn bằng gỗ, phía trước có cửa ô chắn song con tiện giúp thoáng khí và lấy ánh sáng tự nhiên.

 Thiền viện được vua Trần Nhân Tông chọn làm nơi để tu hành, tụng kinh và giảng đạo cho chư tôn, tăng ni đến nghe.

Tư vấn chương trình sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0372.667.666

4. Suối Giải Oan, Chùa Giải Oan

Vị trí: Đường Yên Tử, Thượng Yên Công, Uông Bí, Quảng Ninh.

Chuyện được kể lại, sau khi vua Trần Nhân Tông quyết định xuất gia đi tu các cung nữ phi tần vì quá yêu người, hết lời khuyên ngăn nhưng không thành họ đã rời cung chuyển lên chân núi để tiện bề chăm sóc và khuyên nhủ nhà vua.  Nhà vua nhất quyết không xuất tục và đuổi các nàng về cung. Tình nghĩa phu phụ, ân nghĩa vua tôi quá nặng nên họ đã trẫm mình xuống dòng suối. Để tưởng nhớ tấm lòng son sắc thủy chung của các cung nữ, phi tần người dân lập Cầu Giải Oan, Chùa Giải Oan và thờ phụng.

Chùa Giải Oan có cấu trúc hình chữ Đinh, bao gồm 5 gian và hậu cung. Chùa giải Oan còn có tên gọi khác là chùa Hạ, đây là một trong ba ngôi chùa chính trên núi Yên Tử.

Kinh nghiệm du lịch Yên Tử tự túc 2021 3

5. Chùa Đồng

Vị trí: Nằm trên đỉnh cao nhất của núi Yên Tử

Chùa Đồng có tên gọi khác là Thiên Trúc Tự, đây là ngôi chùa trên đỉnh núi bằng đồng lớn nhất châu Á. Chùa Đồng có diện tích gần 20m vuông, nặng 70 tấn, dài 4,6m, rộng 3,6m và chiều cao từ cột nền tới mái là 3,35m. Hệ thống tượng Phật trong chùa gồm 1 pho tượng Phật Thích Ca và 3 pho tượng Tam Tổ Trúc Lâm hình dáng chúa như một Đài Sen.

6. Cổng trời – Bia phật

Vị trí: bãi đá ngay cạnh khu vực chùa Đồng.

Do quá trình biển động địa chất từ hàng ngàn năm trước, bãi đá Chùa Đồng trông như hàng nghìn “linh quy”(rùa thiêng) chầu về đỉnh thiêng Yên Tử. Trên bãi đá còn có nhiều những dấu tích những loài thực vật biển sống ở đây như cây sú, cây vẹt, vỏ sò biển,…

Kinh nghiệm du lịch Yên Tử tự túc 2021

Nằm ở phía dưới cổng trời có một phiến đá trầm tích cát sỏi biển, cao hơn 5m, bề rộng khoảng 2m Mặt đá chính diện giống như hình chiếc oản dâng lên cúng Phật. Phiến đá đó gọi là “Bia Phật”. Mặt trước của bia được tạc một hàng chữ Hán lớn theo chiều dọc, ba chữ trên này đã mờ, chỉ còn lại một chữ cuối cùng khá rõ nét nằm gọn trong vòng tròn, đó là chữ “Phật”. Phía dưới chữ Phật có một hàng ngang gồm 04 chữ Hán “Tứ Tự Hồng Danh”.

6. Chùa Hoa Yên

Vị trí: tọa tại vị trí có độ cao 516m, Thượng Yên Công, Uông Bí, Quảng Ninh.

Chùa Hoa Yên là ngôi chùa chính, to và đẹp nhất trong khu di tích danh thắng Yên Tử. Hình dáng kiến trúc chùa mang đậm nét văn hóa kiến trúc chùa thời Lý, Trần. Chùa có kết cấu hình chữ “Công”, được làm bằng gỗ lim, mái lợp ngói mũi hài kép, diềm bò nóc trang trí hình hoa thị, có hai con Rồng miệng há to ngậm hai đầu bờ nóc bờm giống sóng nước vân mây uốn cong lên mềm mại, dưới đầu Rồng là đôi Uyên ương. Hệ thống cánh cửa bức bàn để mộc trơn không trang trí.

Chùa Hoa Yên là nơi tu hành, thành đạo, truyền thừa của các thế hệ Tổ Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử.

Tư vấn chương trình sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0372.667.666

7. Vườn Tháp Huệ Quang

Vị trí: nằm ở phía trước chùa Hoa Yên.

Vườn tháp Huệ Quang(Tuệ Quang) là nô thờ ngọc cốt của các thế hệ Thiền sư đạo cao đức trọng tu hành tại Hoa Yên qua các thời Trần, Lê…

8. Chùa Một Mái

Vị trí: nằm cách chùa Hoa Yên về phía bên trái khoảng 500m

Vào thời Trần chùa Một Mái là nơi vua Trần Nhân Tông thường sang đây đọc sách, soạn kinh. Thiết kế đặc biệt với một nửa ngôi chùa ở ngoài trời, còn một nữa trong hang động.

Kinh nghiệm du lịch Yên Tử tự túc 20219. Chùa Bảo Sái

Vị trí: cách chùa Một Mái khoảng 500m

Ngôi chùa mang tên một Thiền sư từng tu hành ở đây, là đệ tử đầu tiên của Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông. Đây là nơi tu hành của Bảo Sái, ông được vua Trần giao cho công việc biên tập và ấn tổng tất cả các kinh văn của Thiền Phái Trúc Lâm để truyền giảng phật tông cho các phật tử trong cả nước Đại Việt.

Ngoài ra còn rất nhiều các địa điểm khác mà bạn có thể ghé thăm như: Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông, đền An Sinh, chùa Hồ Thiên, Am Ngọa Vân,…

Khám phá du lịch Tây Yên Tử Bắc Giang

Núi Yên Tử nằm ở ranh giới giữa 2 tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh. Phía Đông dãy yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh và Phía Tây thuộc tỉnh Bắc Giang. Hướng sườn Tây của núi Yên Tử của tỉnh Bắc Giang người ta gọi đây chính là Tây Yên Tử.  Sườn Tây Yên Tử thuộc các huyện Yên Dũng, Lục Nam, Lục NgạnSơn Động tỉnh Bắc Giang. Dọc sườn Tây Yên Tử hiện còn lưu lại nhiều các di tích, công trình lịch sử văn hóa có giá trị.

1. Di tích – Thắng cảnh Suối Mỡ

Địa chỉ: xã Nghĩa Phương – Lục Nam – Bắc Giang

Suối Mỡ khởi thủy từ dãy núi Yên Tử, rồi quanh co uốn lượn trong thung lũng của dãy núi Huyền Đinh – Yên Tử hùng vĩ quanh năm nước chảy qua các ghềnh đá cao thấp tạo thành những bậc thác ngoạn mục.

Tư vấn chương trình sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0372.667.666

2. Khu bảo tồn thiên nhiên

Địa chỉ: huyện Lục Nam – Sơn Động – Bắc Giang:

Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử có nhiều gen động vật, thực vật rừng quý hiếm được đưa vào danh sách đỏ. Rừng Yên Tử có vị trí quan trọng đối với việc phòng hộ, môi trường và điều tiết khí hậu cho vùng Đông Bắc của tỉnh.

Kinh nghiệm du lịch Yên Tử tự túc 2021 7

3. Chùa Vĩnh Nghiêm

Địa chỉ: Quốc Khánh – Trí Yên – Yên Dũng – Bắc Giang

Chùa Vĩnh Nghiêm còn được gọi là chùa Đức La, là một ngôi chùa cổ được công nhận là trung tâm Phật Giáo, nơi đào tạo tăng đồ cho cả nước, nơi phát tích Tam Tổ phái Thiền Trúc Lâm của Phật Giáo Việt Nam.

Chùa Vĩnh Nghiêm tọa trên mảnh đất rộng khoảng 1ha, bao quanh khuôn viên là lũy tre dày đặc. Được xây dựng vào thời Lý kiến trúc cũng vô cùng độc đáo.

4. Chùa Am Vãi

Địa chỉ: xã Nam Dương – Lục Nam – Bắc Giang

Chùa Am Vãi được xây dựng từ thời Lý nằm trong các hệ thống các chùa tháp được phát triển ở thời Trần dọc theo sườn Đông dãy Yên Tử khi đạo phật ở vào giai đoạn cực thịnh.

Cảnh đẹp ở đây sơn thủy hữu tình và được đánh giá là một điểm linh tụ của đất trời. Chùa có cái thế lưng tựa núi, mặt ngoảnh nhìn ra thung lũng rộng mênh mông, nơi có con sông Lục Nam uốn mình như dải lụa.

Du lịch Yên Tử nên nghỉ ở đâu?

Du lịch Yên Tử thu hút hàng ngàn lượt du khách tìm về đây mỗi năm nên các dịch vụ lưu trú rất phát triển. Một số nơi lưu trú nổi tiếng như:

1. Legacy Yên Tử MGallery

Địa chỉ: Xã Thượng Yên Công, Thành Phố Uông Bí, Tỉnh Quảng Ninh

Resort được đánh giá 5 sao tại tỉnh Quảng Ninh. Legacy Yên Tử tái hiện cung điện cổ thời Trần với những đường nét kiến trúc văn hóa đặc trưng. Hệ thống phòng nghỉ được trang trí độc đáo bằng những vật liệu truyền thống để thăng tính chân thực, gần gũi cho hàng. Được bao bọc bởi đất tổ thiêng liêng, Legacy Yên Tử mang trong mình những câu chuyện độc đáo cùng với không gian yên bình nơi đây sẽ giúp khách hàng có những trải nghiệm thú vị.

Kinh nghiệm du lịch Yên Tử tự túc 2021

2. Khách sạn Luffy Uông Bí

Địa chỉ: 26 Trần Hưng Đạo, Phường Thanh Sơn, Uông Bí, Quảng Ninh.

Khách sạn được xây dựng tại trung tâm thành phố Uông Bí, thuận tiện cho việc di chuyển. Thu hút đông đảo lượng khách du lịch nghỉ tại đây với mức chi phí tầm trung.

3. Khách sạn Sky Hotel

Địa chỉ: 390 đường Quang Trung, thành phố Uông Bí, Quảng Ninh

Khách sạn mới, nằm trên đường huyết mạch của thành phố Uông Bí. Tại đây rất thuận tiện cho việc mua sắm và tham quan tại thành phố.

Kinh nghiệm du lịch Yên Tử tự túc 2021 4. Khách sạn Thu Hà

Địa chỉ: 4 Trần Hưng Đạo, Thanh Sơn, Uông Bí, Quảng Ninh

Khách sạn được trang bị đầy đủ nội thất, phù hợp với giá phòng. Nhiều phòng có ban công rộng rãi, thoáng mát. Bên dưới tầng 1 có Vinmart phục vụ cho mua sắm những đồ dùng cần thiết.

Du lịch Yên Tử nên mua gì làm quà

Một số gợi ý các món nên mua về làm quà khi đi du lịch Yên Tử:

  •   Rượu mơ
  •   Chè lam
  •   Măng trúc tươi
  •   Rau rớn

Gợi ý tour du lịch Yên Tử

Tour Hà Nội – Yên Tử – Hà Nội 2 ngày 1 đêm

Ngày 1: Hà Nội – Uông Bí

Buổi sáng: Di chuyển từ Hà Nội đi Uông Bí

Buổi chiều: Chùa Ba Vàng

Buổi tối: Nghỉ đêm tại khách sạn dưới chân núi Yên Tử

Ngày 2: Yên Tử – Uông Bí – Hà Nội

Buổi sáng: khám phá, chinh phục núi Yên Tử(di chuyển bằng cáp treo)

Chiều: trở về Hà Nội

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ: 

Thông tin liên hệ:

Hotline: 0372.667.666

Email: info@luxtour.com.vn 

Website: https://luxtour.com.vn 

Địa chỉ: 203 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Banner Tour Team building

Gọi ngay để được tư vấn

Hoặc gửi yêu cầu tư vấn

    Luxtour sẽ liên hệ với bạn

    Đăng ký tư vấn

      Tư vấn ngay 0372.667.666