Lợi ích của việc tổ chức team building cho học sinh

Chương trình Team Building học sinh là sân chơi vô cùng bổ ích, đóng vai trò quan trọng không chỉ trong quá trình học tập trên ghế nhà trường mà còn sau khi trưởng thành. Tham gia team building giúp các em vừa có những giây phút nghỉ ngơi giải trí, vừa là cơ hội để được vận động, rèn luyện sức khỏe, đồng thời bộc lộ khả năng tiềm ẩn cũng như học hỏi được thêm những kỹ năng mới. Dưới đây là một số thông tin về chương trình Team Building cho học sinh như đối tượng tham gia, lợi ích, mẫu kịch bản… Quý thầy cô, phụ huynh và các em học sinh có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về hoạt động này đồng thời có thêm kiến thức để những lần tham gia team building sau này được trọn vẹn và thú vị nhất.

luxtour team building

Mời bạn đọc: Cách tổ chức team building học sinh Vui Nhộn nhất 2022

Tư vấn chương trình sau 15 phút hoặc gọi Hotline 0372.667.666

Vì sao nên tổ chức chương trình Team Building cho học sinh?

Team Building là một loạt các hình thức sinh hoạt tập thể với mục đích thông qua các trò chơi mang mọi người đến gần nhau để cùng đạt được mục tiêu chung cao hơn. Hoạt động Team Building bao gồm nhiều hình thức tổ chức khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu, mục đích của khách hàng mà công ty tổ chức Team Building sẽ tư vấn và lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp.  

Có thể bạn chưa biết: Team building là gì

Vì sao nên tổ chức chương trình team building cho học sinh

Tổ chức chương trình Team Building cho học sinh là hoạt động đang được nhà nước, trường học, thầy cô giáo và phụ huynh rất quan tâm, hưởng ứng. 

Nguyên nhân là do đời sống ngày càng hiện đại cùng áp lực học tập khiến các em học sinh ít có cơ hội được tham gia các hoạt động tập thể ngoài trời. Về lâu dài, điều này sẽ khiến việc học trở nên gò bó, khiến học sinh bị mất hứng thú với việc học đồng thời bị yếu các kỹ năng mềm như hoạt động nhóm, lập kế hoạch, giao tiếp, xử lý tình huống…

Team building chính là hoạt động có thể giải quyết những vướng mắc trên một cách trọn vẹn nhất. Các trò chơi, thử thách vận động và trí tuệ trong chương trình team building cho học sinh có thể vừa giúp các em thư giãn tinh thần sau những giờ học căng thẳng, lại vừa giúp rèn luyện thể lực rất hiệu quả. Hơn nữa, thông qua việc hình thành đội nhóm để tìm cách vượt qua các thử thách, các em học sinh còn có thể trau dồi được các kỹ năng mềm như: teamwork, vượt khó, quản lý thời gian, xử lý tình huống… đồng thời hình thành và phát huy được tinh thần đoàn kết cùng khả năng sáng tạo. Đây đều là những kỹ năng rất cần thiết và quan trọng, đặc biệt là đối với các em học sinh – lứa tuổi đang dần hình thành nhận thức và thế giới quan cho bản thân. 

Đối tượng tham gia Team Building cho học sinh là những ai?

Mặc dù là chương trình team building cho học sinh, nhưng đối tượng tham gia hoạt động này ngoài nhân vật chính là các em học sinh thì các thầy cô và phụ huynh học sinh cũng nên tham gia. Điều này giúp người lớn có cơ hội hiểu rõ hơn về học sinh/ con em mình, giải quyết những vướng mắc nếu có, từ đó củng cố mối quan hệ, tăng cường tinh thần đoàn kết giữa giữa hai thế hệ. 

Đối tượng tham gia trò chơi team building gồm những ai

Đối với giáo viên, đây là những người luôn rất được học sinh kính trọng tuy nhiên cũng chính điều này lại kéo dài khoảng cách giữa thầy cô và học trò. Trong team building, hướng dẫn viên sẽ thiết kế một số trò chơi có sự kết hợp giữa thầy cô và học sinh. Việc này sẽ giúp thầy cô gần gũi hơn với các em, kéo gần lại mối quan hệ, từ đó quá trình dạy và học cũng trở nên thuận lợi hơn.

Đối với phụ huynh, công việc bận rộn nên không phải lúc nào bố mẹ cũng có thời gian bên con. Team building cũng có thể được xem là một kỳ nghỉ để bố mẹ cùng con cái vui đùa thoải mái bên nhau, thấu hiểu nhau hơn, thắt chặt thêm mối quan hệ trong gia đình. 

Lợi ích đem lại khi tham gia Team Building

Tham gia team building đem lại cho các em học sinh rất nhiều lợi ích cả về trí tuệ và thể chất. Dưới đây là những lợi ích tuyệt vời và hoạt động tập thể này mang lại:

Lợi ích khi tham gia trò chơi team building

Giải tỏa căng thẳng, rèn luyện thể lực

Đây là lợi ích đầu tiên mà hoạt động Team Building mang lại. Sau những giờ học căng thẳng với khối lượng kiến thức lớn ở trên lớp thì các trò chơi, hoạt động trải nghiệm trong Team Building sẽ mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe, giúp các em học sinh thư giãn, rèn luyện thể lực hiệu quả. Đây là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng, tạo động lực để các em cải thiện chất lượng học tập tại trường, cũng như hăng hái hơn trong những hoạt động tập thể khác.

Lợi ích đem lại khi tham gia trò chơi team building

Hơn thế, các trò chơi Team Building ngoài trời thường được tổ chức ở công viên, resort,… những địa điểm có không gian rộng lớn, khí hậu trong lành, nhiều cây xanh, bãi cỏ, bãi biển, hồ nước… Đây là cơ hội tốt để các em học sinh có cơ hội hòa mình với thiên nhiên, đặc biệt với những em sinh ra và lớn lên ở thành thị, quen sống trong những ngôi nhà cao tầng với không gian chật hẹp.

Phát triển các kỹ năng mềm, tính độc lập

Việc tham gia các chương trình Team Building ngoài trời còn giúp cho các em học sinh phát triển được các kỹ năng sống/ kỹ năng mềm. Thông qua những trò chơi tập thể, các em học sinh có thể học cách làm việc theo nhóm, tự tin phát biểu ý kiến, tập làm quen với việc lập kế hoạch và thực hiện triển khai các mục tiêu đồng thời có thêm nhiều kinh nghiệm về phối hợp, quản lý, xử lý tình huống…

Lợi ích đem lại khi tham gia trò chơi team building 4

Đặc biệt mỗi trò chơi trong team building đều giới hạn thời gian và yêu cầu các đội chơi phải thực hiện phần thử thách trong khoảng thời gian đó. Với các em học sinh, kỹ năng phân chia và quản lý thời gian rất quan trọng, cần được rèn luyện thường xuyên. Team Building là phương pháp huấn luyện kỹ năng này rất tốt, vừa không bị cứng nhắc, lý thuyết, lại vừa linh hoạt và thú vị nên rất dễ tiếp thu. 

Thời gian tham gia Team Building cũng giúp học sinh rèn luyện tính tự giác, độc lập, phát triển tư duy mà không phụ thuộc vào bố mẹ, thầy cô hay internet, mạng xã hội. Qua những trải nghiệm độc lập như vậy, các em sẽ hình thành tính tự lập, không còn quá dựa dẫm vào người lớn. Đây là điều rất tốt cho các em sau khi học ở các cấp cao hơn cũng như đi làm. Có thể nói, Team Building không chỉ là thời gian vui chơi mà còn giúp học sinh phát triển/hoàn thiện chính mình, phát huy được những năng lực tiềm ẩn của bản thân.

Phát huy khả năng sáng tạo

Các trò chơi trong team building rất đa dạng và phong phú. Mỗi trò chơi đều có những cách xử lý khác nhau để đi đến chiến thắng. Vậy nên lúc này, công việc của các thành viên trong đội là tìm ra cách để giải quyết các thử thách này một cách hiệu quả nhất, trong thời gian ngắn nhất. Điều này hỗ trợ rất tốt trong việc kích thích não bộ hoạt động, từ đó tăng cường khả năng sáng tạo của các em học sinh. 

Lợi ích đem lại khi tham gia trò chơi team building

Nâng cao tinh thần đoàn kết và trách nhiệm

Tham gia Team Building là cơ hội để các em học sinh giao tiếp, vui chơi thoải mái, đoàn kết hỗ trợ nhau cùng tiến lên. Các trò chơi trong team building yêu cầu mỗi đội phải gắn kết với nhau cùng thảo luận để tìm cách vượt qua các thử thách, cùng đồng thuận, gắn kết và hóa giải các mâu thuẫn nảy sinh từ đó trở thành một khối thống nhất vững chắc và đoàn kết nhất. Có thể nói, những hoạt động, thử thách trong chương trình chính là chìa khóa tốt nhất để mọi người mở lòng hơn từ đó thiết lập, củng cố và gắn kết các mối quan hệ. 

Cơ hội khám phá và mở rộng tầm nhìn

Team Building kết hợp cùng các hoạt động tham quan, du lịch đến các địa điểm di tích lịch sử có liên quan để bài học trên lớp của các em như: Văn Miếu Quốc Tử Giám, thành Cổ Loa, Đền Gióng…. sẽ giúp các em có thêm hiểu biết về văn hóa, địa lý, lịch sử của đất nước đồng thời biết cách vận dụng các kiến thức lý thuyết đã học được vào thực hành tốt hơn. Ngoài ra, một số chương trình team building còn kết hợp với các hoạt động từ thiện, giúp đỡ cộng đồng. Điều này sẽ giúp các em hiểu biết và trách nhiệm với bản thân, xã hội

Đặc biệt, mỗi chương trình Team Building cũng chính là một dấu ấn, một kỉ niệm đáng nhớ về thời học sinh đối với các em. Đây là những giá trị vô hình mà không vật chất nào có thể mua được. 

Mẫu kịch bản chương trình team building học sinh 

Tùy vào địa điểm tổ chức team building và thời gian mà đơn vị tổ chức xây dựng kịch bản Team Building. Tuy vậy, thông thường với chương trình Team Building học sinh, khung kịch bản sẽ chia làm 3 phần: Phần 1: Chia đội, xếp chữ flycam – Phần 2: Thử thách các trò chơi – Phần 3: Tổng kết, chia sẻ, trao giải. 

Mời bạn đọc tham khảo ngay: Kịch bản tổ chức chương trình team building

Phần 1: Chia đội – Chụp ảnh, Xếp chữ flycam

Chia đội: Trong chương trình team building học sinh, việc chia đội có thể chia theo tổ (nếu đi 1 lớp), theo lớp học hoặc khối học (nếu đi cả trường). Như vậy các em sẽ thân quen hơn từ đó mạnh dạn và phát huy được thế mạnh hơn. Người quản trò/ MC lưu ý là không tách một lớp thành 2 đội khác nhau khi tổ chức team building cho 1 trường hoặc 1 khối lớp để tránh chia rẽ, mất đoàn kết.

Sau khi chia đội, mỗi đội sẽ được ban tổ chức phát áo đồng phục theo màu, cờ, dây màu… Tiếp đó, trong đội sẽ tự bàn luận với nhau để bầu ra một người đội trưởng, tên đội, câu khẩu hiệu, điệu nhảy ăn mừng… của đội mình. Sau ra đã bầu xong, tất cả các thành viên sẽ thể hiện tinh thần quyết tâm máu lửa, tinh thần đoàn kết bằng cách đồng thanh hô to tên đội, khẩu hiệu và nhảy điệu nhảy của đội mình. 

Chụp ảnh, Xếp chữ flycam:  Đây là phần mà các học sinh thể hiện niềm tự hào với ngôi trường của mình. Những hình ảnh tên ngôi trường được tạo bởi chính các em học sinh có ý nghĩa truyền thông mạnh mẽ, và say này thường được lưu lại trong phòng truyền thống của trường học. Ngoài việc cần có sự hợp tác từ các bạn học sinh, phần xếp chữ chụp ảnh, flycam cần được thực hiện bởi đội ngũ media chuyên nghiệp. Luxtour với bề dày kinh nghiệm chuyên về team building và hệ thống nhân sự, trang bị kỹ thuật chất lượng cao luôn đáp ứng hoàn hảo những yêu cầu của khách hàng. 

Phần 2: Thử thách các trò chơi 

Như đã nói, các trò chơi trong team building học sinh cần phải phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe của các thành viên tham gia. Ngoài ra, bên cạnh hiệu quả giúp các bạn học sinh thoải mái vui chơi, rèn luyện thể lực, các trò chơi còn phải mang tính giáo dục trong đó. 

Lợi ích đem lại khi tham gia chương trình team building

Thông thường thời gian chơi team building học sinh sẽ kéo dài trong khoảng 1 tiếng, với 4 trò chơi cả về trí tuệ lẫn thể lực. Các đội sẽ nhận được đạo cụ và thi đấu với nhau. Số điểm của mỗi đội nhận được sẽ dựa trên số người hoàn thành hoặc thời gian đội hoàn thành nhanh nhất. Sau 4 trò chơi, đội nào có nhiều điểm nhất sẽ chiến thắng. 

Trước khi vào chơi các trò chơi chính, MC sẽ cho toàn bộ các đội tham gia chơi trò khởi động đơn giản như đấm bóp lưng cho nhau, làm theo hiệu lệnh của MC… để xây dựng không khí. Sau đó các đội sẽ bước vào những trò chơi thử thách chính. 

Dưới đây là 4 trò chơi rất được yêu chuộng trong các chương trình team building học sinh.  Lưu ý, các trò chơi này dành cho đối tượng học sinh cấp 3. Địa điểm tổ chức: Bãi biển hoặc bãi đất trống bằng phẳng tại các công viên, khu du lịch… 

Thử thách 1: Cuộc đua kỳ thú

Ý nghĩa: Sự nỗ lực, cố gắng của cá nhân để tích luỹ thành quả cho tập thể.

Đạo cụ: Mỗi đội được phát 1 con ngựa hơi 

Luật chơi: Cử ra 2 bạn 1 lần di chuyển. Cùng nhau cưỡi ngựa phi từ điểm xuất phát đến đích lấy 1 quả bóng bàn rồi quay về đến cặp tiếp theo và tiếp tục di chuyển. 

Thời gian: 10 phút

Điểm: Mỗi quả bóng bàn tương ứng với 30 điểm. 

Thử thách 2: Chung sức đồng lòng

Ý nghĩa: Cả tập thể cùng nỗ lực thì sẽ có được thành công

Đạo cụ: Mỗi team được phát 1 ống phao hơi dài.

Luật chơi: 7 bạn 1 lần di chuyển ngồi theo hàng ngang. Tay giữ chặt lấy cột hơi. Di chuyển từ điểm xuất phát sang đích bằng chân. Yêu cầu không được để cột hơi chạm đất. Khi sang tới đích cử ra 1 thành viên vác cột hơi quay về đưa cho nhóm tiếp theo di chuyển lên. 

Thời gian: 10 phút

Điểm: Mỗi thành viên hoàn thành lượt chơi tương ứng với 20 điểm

Thử thách 3: Luôn luôn lắng nghe – Luôn luôn thấu hiểu

Ý nghĩa: Học cách phối hợp với đồng đội và tin tưởng người dẫn đầu

Đạo cụ: Mỗi đội được phát một con rùa hơi, rỗng ở giữa

Luật chơi: 5 học sinh đứng vào trong rùa. 4 thành viên lấy khăn bịt mắt lại, 1 thành viên đội trưởng không che mắt. Khi có hiệu lệnh bắt đầu, dưới sự hướng dẫn của đội trưởng, cả nhóm ở trong rùa sẽ cùng nhau di chuyển qua các chướng ngại vật đến đích lấy 1 lá cờ rồi quay về đổi cho nhóm tiếp theo. 

Thời gian: 10 phút

Điểm: Mỗi chiếc cờ được lấy về tương ứng với 50 điểm.

Thử thách 4: Bước chân thần tốc

Ý nghĩa: Học cách làm việc nhóm và tin tưởng lẫn nhau

Đạo cụ: Mỗi đội nhận 1 quần phao

Luật chơi: 4 thành viên 1 lượt cùng mặc quần phao và bước đều về đích. Yêu cầu không bật nhảy. Tới đích 1 thành viên ở lại đích, 3 thành viên cầm quần phao về cho lượt tiếp theo.

Thời gian: 10 phút

Điểm số: Mỗi thành viên hoàn thành lượt chơi tương ứng 30 điểm

Xem thêm: 30+ Trò chơi team building cho trẻ em trí tuệ, vui nhộn

Phần 3: Tổng kết – chia sẻ – trao giải

Sau những giờ phút tham gia các trò chơi vui vẻ, phần 3 sẽ là phần để các bạn học sinh nghỉ ngơi, lắng nghe những chia sẻ của các thầy cô giáo, lãnh đạo nhà trường. Những lời chia sẻ này vừa giúp các bạn học sinh thấy được giá trị của chương trình team building mang lại, vừa khơi gợi và củng cố thêm niềm tự hào về ngôi trường mình đang theo học đồng thời có thêm nhiều kỷ niệm sau khi kết thúc chương trình. 

Sau khi MC tổng kết về số điểm mà các đội giành được thông qua các trò chơi, đội có điểm số cao nhất sẽ chiến thắng, cùng với đó là các giải nhì, giải ba. Thông thường ngoài giải nhất và nhì, các đội còn lại sẽ đồng giải ba. 

Giải thưởng cho các đội trong chương trình team building không nặng về vật chất mà nhấn mạnh vào giá trị tinh thần để thể hiện sự ghi nhận với tinh thần thi đấu, ý chí quyết tâm của các đội tham gia. 

Sau khi kết thúc chương trình team building, toàn bộ các hình ảnh, video về chương trình sẽ được đơn vị tổ chức gửi đến nhà trường để các em lưu lại một kỷ niệm đẹp trong tuổi học trò. 

Những lưu ý khi tổ chức chương trình team building học sinh 

Để một chương trình Team Building cho học sinh diễn ra thuận lợi, trọn vẹn và vui vẻ, cả những người tham gia (các em học sinh, nhà trường…) và đơn vị tổ chức đều có những trách nhiệm riêng. Dưới đây là những điều cần lưu ý khi tổ chức chương trình team building học sinh:

Mẫu kịch bản chương trình team building dành cho học sinh

Đối với người tham gia

  • Chuẩn bị tâm lý, thái độ: Các hoạt động, trò chơi trong chương trình team building đều là tập thể. Do vậy, các em học sinh cần phải thoải mái, hòa đồng, vui vẻ với mọi người. Trong quá trình chơi, hãy tích cực, chủ động lắng nghe, chia sẻ ý kiến và quan tâm, hỗ trợ kịp thời đồng đội của mình khi họ gặp khó khăn.

 

  • Chuẩn bị trang phục, hành lý: Thông thường, chương trình team building sẽ tổ chức xen kẽ cùng các hoạt động du lịch, tham quan, cắm trại. Dựa vào lịch trình cũng như thời tiết ở nơi tổ chức mà các em học sinh đem số lượng/ loại quần áo phù hợp. Tốt nhất, hãy phân ra bộ nào dành để đi dạo, chụp ảnh, bộ nào để chơi trò chơi… Hãy cố gắng đảm bảo hành lý gọn nhẹ nhất, thuận tiện nhất trong suốt quá trình di chuyển.

 

  • Chuẩn bị dụng cụ, tài liệu: Các trò chơi trong chương trình team building học sinh thường có tính chất là “học mà chơi, chơi mà học”. Do vậy, các em sẽ học thêm được rất nhiều kiến thức, kỹ năng vô cùng quý giá. Chính vì thế, các em nên chuẩn bị thêm giấy bút để lúc cần thiết có thể ghi lại và sử dụng cho những lần sau. Ngoài ra, cho dù đơn vị tổ chức có sắp xếp máy quay phim, chụp ảnh thì đối với các em học sinh lớn (cấp 2, cấp 3) nếu có thể, hãy mang thêm các thiết bị ghi hình để vừa làm tư liệu học tập, vừa lưu giữ những khoảnh khắc đẹp của thời học sinh. 

 

  • Ghi nhớ thông tin liên lạc: Hãy lưu giữ lại thông tin liên lạc của người lớn: thầy cô, hướng dẫn viên… để dùng trong trường hợp cần thiết. 

 

  • Đảm bảo sức khỏe: Khi tham gia team building, các em học sinh cần phải có sức khỏe tốt, như vậy mới có đủ tinh thần và thể lực để tham gia các hoạt động, trò chơi trong cả chương trình. Nếu bạn bị say tàu xe, trước khi lên xe, hãy nhớ không để bụng quá đói hoặc quá no, không uống nước có ga đồng thời nếu cần thì nên uống thuốc say xe, dán miếng dán chống say. Ngoài ra, khi ăn uống cần đặc biệt chú ý đến khâu vệ sinh để phòng tránh các bệnh về đường tiêu hóa. 

Đối với đơn vị tổ chức

  • Về địa điểm tổ chức: Trước khi xác định địa điểm tổ chức team building, bạn cần phải khảo sát địa điểm trước khi thiết kế các trò chơi, hoạt động. Các trò chơi ở vùng đồi núi sẽ khác với các trò chơi ở biển. Thông thường chương trình Team Building cho học sinh sẽ chọn tổ chức ở 3 địa điểm sau: công viên, bãi biển, khu sinh thái – du lịch. Các địa điểm này đều có không gian rộng rãi để tiến hành các trò chơi. Tuy nhiên, đơn vị tổ chức cần lưu ý về việc chuẩn bị đạo cụ, khoanh vùng phạm vi để quản lý, đảm bảo an toàn cho người tham gia đồng thời giữ gìn không gian, tránh ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên. 

 

  • Về trò chơi, thử thách: Vì là chương trình Team Building cho học sinh nên các trò chơi, thử thách cần đảm bảo về độ an toàn, sức khỏe cũng như khả năng thích nghi trò chơi của các em. Hoạt động trong chương trình cần nhẹ nhàng, hướng đến các kỹ năng và bài học trong cuộc sống.

 

  • Có phương án dự phòng: Các hoạt động team building nói chung và team building cho học sinh nói riêng hầu hết đều được tổ chức ở ngoài trời nên yếu tố thời tiết là vô cùng quan trọng. Tuy vậy đây cũng là yếu tố không ổn định nhất. Do vậy, đơn vị tổ chức luôn phải có phương án dự phòng nếu thời tiết thay đổi đột ngột. Ngoài các trò chơi, hoạt động khi trời nắng, cần có thêm phương án hoạt động khi trời mưa, trời gió, hoặc thậm chí là ở trong nhà nếu thời tiết không cho phép hoạt động ngoài trời. Việc chuẩn bị tốt phương án dự phòng giúp đơn vị tổ chức không rơi vào tình trạng lúng túng dẫn đến phá hỏng chương trình, đồng thời thể hiện cho khách hàng thấy được sự ổn định, chu đáo của những người làm dịch vụ. 

 

  • Hiểu rõ về khách hàng: Cụ thể ở đây là các em học sinh. Trước khi bắt đầu lên đường đến địa điểm tổ chức team building, đơn vị tổ chức nhất là hướng dẫn viên cần nắm được danh sách những người tham gia. Việc này vừa giúp ban tổ chức quản lý được số lượng người trong suốt chuyến hành trình, vừa thuận tiện hơn trong quá trình chia đội chơi trò chơi. Trong trường hợp cần thiết, khi chia đội, hướng dẫn viên có thể tham khảo trước ý kiến của giáo viên hoặc phụ huynh đi cùng, vì họ chính là những người hiểu rõ nhất các em học sinh cũng như mục đích của chương trình team building này. Tuy vậy, hướng dẫn viên cũng nên lưu ý về lực lượng nam – nữ, sắp xếp đội hình sao cho đồng đều để không quá chênh lệch về thể lực và tư duy của mỗi đội.

Luxtour – đơn vị chuyên tổ chức team building chất lượng, độc đáo

Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin về dịch vụ Tổ chức sự kiện của Luxtour có thể liên hệ qua thông tin dưới đây:

Tham khảo: Công ty tổ chức team building tại Hà Nội

Đơn vị chuyên tổ chức chương trình team building học sinh

Trên đây là những thông tin về chương trình team building cho học sinh được cập nhật chi tiết và mới nhất. Với những lợi ích thiết thực mang lại, team building đang là hoạt động ngoại khóa thu hút được đông đảo sự quan tâm của các trường học, phụ huynh và cả các em học sinh. Hi vọng qua bài viết này bạn đã phần nào hiểu thêm về hoạt động bổ ích này để từ đó có sự chuẩn bị tốt nhất cho những lần tham gia team building học sinh sau này. 

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: 14 Hàng Mành, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Hotline: 0372.667.666

Email: info@luxtour.com.vn

Website: https://luxtour.com.vn

Gọi ngay để được tư vấn

Hoặc gửi yêu cầu tư vấn

    Luxtour sẽ liên hệ với bạn

    Đăng ký tư vấn

      Tư vấn ngay 0372.667.666